A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cắt giảm thực chất các điều kiện kinh doanh

09:10 | 29/01/2019

Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2018 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cho thấy, rất cần cải cách để tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi bằng việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh một cách thực chất hơn.

Cắt giảm điều kiện kinh doanh tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển.

Trong năm 2018, các cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành trên 900 văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó có 16 luật và 18 nghị quyết của Quốc hội, 1 pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 169 nghị định của Chính phủ, 51 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 590 thông tư của các bộ và 47 văn bản khác. Song vấn đề được nhìn nhận hạn chế là tình trạng luật được ban hành nhưng chưa có nghị định hướng dẫn thực hiện. Theo đánh giá của ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI thì nếu điểm nghẽn lớn nhất nằm ở khâu thực thi chỉ đúng một nửa, mà thực ra điểm nghẽn lớn nhất vẫn nằm trong hệ thống pháp luật kinh doanh thiếu minh bạch, chồng chéo. Ông Lộc cho rằng, những câu chuyện về pháp luật kinh doanh 2018 cũng vẫn còn những điểm mờ, cải cách ở nhiều lĩnh vực vẫn cũng chưa thực chất, vẫn đang dùng tư duy cũ để quản lý những mô hình kinh doanh mới, kinh doanh thông minh nhưng quản lý nhà nước vẫn thủ công, vẫn thấy tình trạng ngập ngừng trong tư duy quản lý của các bộ ngành. 

Trong khi đó, mới đây tại Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2018 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương CIEM phối hợp với Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế (Aus4reform) cũng cho thấy, hầu hết các nghị định sửa đổi, nhiều nghị định về điều kiện kinh doanh đã được ban hành. Một số lĩnh vực đã có dự thảo nghị định nhưng chưa được ban hành, ví dụ lĩnh vực giao thông vận tải, Y tế, Ngân hàng Nhà nước. Do vậy, các bộ, ngành cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ này.

Từ góc độ xây dựng thể chế, Báo cáo này nhìn nhận trong năm 2018 đa số các bộ, ngành đã hoàn thành việc xây dựng các nghị định về điều kiện kinh doanh và được Chính phủ thông qua. Trong đó, một số điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, thiếu rõ ràng đã được cắt bỏ, rút ngắn yêu cầu về thời gian, giảm các yêu cầu về số lượng; cắt bỏ và đơn giản hóa điều kiện kinh doanh về địa điểm và cơ sở vật chất. Tuy nhiên cần tiếp tục rà soát, đánh giá lại chất lượng các điều kiện kinh doanh cắt giảm, từ đó tiếp tục đề xuất, kiến nghị cắt bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, không có hiệu lực, hiệu quả hoặc đơn giản hoá các điều kiện kinh doanh nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Theo đánh giá của CIEM, sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương không đồng đều và do đó kết quả có sự khác biệt. Đặc biệt vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương thực hiện chậm hoặc chưa thực chất trên một số lĩnh vực. Ví dụ như: Giáo dục chậm chuyển biến, rào cản điều kiện kinh doanh cũng phổ biến trong lĩnh vực này; vấn đề kiểm tra chất lượng, kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cũng nhiều trở ngại, tốn kém, lãng phí về thời gian, chi phí và gây rủi ro cho doanh nghiệp. Theo phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, những cải cách của các bộ, ngành, địa phương đã đi vào cuộc sống, nhưng còn chậm, ít và không đều trên các lĩnh vực; một số cải cách chưa thực chất hoặc chỉ trên văn bản.

Để tiếp tục cải thiện những vướng mắc và hạn chế của môi trường kinh doanh, đang cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, theo CIEM cần tiếp tục khắc phục việc cải thiện môi trường kinh doanh chưa đồng đều. Bên cạnh đó, chất lượng cắt giảm điều kiện kinh doanh thực chất chưa đạt yêu cầu cắt giảm 50%. Một số điều kiện kinh doanh cắt giảm, sửa đổi, nhưng không thật sự tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. “Ví dụ như: Điều kiện kinh doanh cắt bỏ, nhưng lồng ghép vào các quy chuẩn kỹ thuật; sửa đổi điều kiện kinh doanh với mục đích tránh gây sự chú ý, nhưng bản chất không thay đổi; một số điều kiện kinh doanh sửa đổi thậm chí gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp; vẫn còn nhiều quy định không rõ ràng, khó tiên liệu, tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp; chứng chỉ hành nghề chỉ do các cơ quan quản lý nhà nước cấp tồn tại ở hầu hết các lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực xây dựng; mở rộng thêm các quy định về điều kiện kinh doanh trong thành phần hồ sơ. Với những hạn chế về chất lượng cắt giảm điều kiện kinh doanh, cần tiếp tục rà soát, đánh giá lại để tiếp tục có phương án cắt giảm thực chất hơn”- Báo cáo của CIEM đưa ra phân tích.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, trong thời gian qua Chính phủ đã có cố gắng lớn trong việc cải cách hành chính, loại bỏ những điều kiện kinh doanh, giấy phép con. Nhưng có điều là “trên giấy trắng mực đen” thì là loại bỏ nhưng liệu cán bộ thực thi có tuân thủ và thực hiện theo tinh thần đó hay không, bởi thực tế các doanh nghiệp vẫn bị “trói chân, trói cẳng”. Do đó theo ông Hiếu, cần quan tâm không chỉ cải tổ trên mặt hành chính, giấy tờ mà tất cả các cán bộ thực hiện công vụ cũng phải có tinh thần cởi trói cho doanh nghiệp. Vì vậy Chính phủ phải quan tâm đến việc thực thi pháp luật của cán bộ cũng như khắc phục việc quy định này đá quy định kia gây mâu thuẫn, chồng chéo.

H.Vũ

    nguồn daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ