Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói về việc giảm lãi suất thời gian tới
15:06 | 20/10/2022
Việc giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Quốc hội trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức do nhiều nguyên nhân
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng vừa có báo cáo thực hiện Nghị quyết số 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn, Nghị quyết số 63/2022/QH15 về Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV (lĩnh vực ngân hàng) gửi Quốc hội.
Báo cáo đã nêu những kết quả trong điều hành của NHNN năm qua, gồm các nhóm nhiệm vụ liên quan đến hoàn thiện hành lang pháp lý, điều hành chính sách tiền tệ, điều hành tín dụng; cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng
Trong đó, điểm lại những kết quả trong điều hành chính sách tiền tệ năm qua, Thống đốc cũng nêu rõ những khó khăn, thách thức và những vấn đề đặt ra.
Theo đó, áp lực lạm phát có xu hướng tăng, lạm phát so với cùng kỳ tại thời điểm cuối năm 2022 dự kiến vượt 4% gây thách thức đối với nhiệm vụ kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm 2023.
Việc giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Quốc hội trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức do các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tiếp tục đẩy nhanh tiến trình thu hẹp nới lỏng chính sách tiền tệ, điều chỉnh tăng lãi suất nhanh và mạnh. Bên cạnh đó, lạm phát trong và ngoài nước có xu hướng gia tăng do giá nguyên vật liệu thế giới tăng, chi phí vận chuyển tăng, nguồn cung gián đoạn và tác động trễ của chính sách tiền tệ, tài khóa nới lỏng từ năm 2020. Lãi suất cho vay đã giảm ở mức thấp và đang tăng trở lại chủ yếu do cầu tín dụng gia tăng khi kinh tế tăng trưởng trở lại; lãi suất tiền gửi có xu hướng tăng. Tỉ giá USD/VND có xu hướng gia tăng, gây sức ép lên lãi suất tiền VND.
Theo Thống đốc, áp lực lên vốn tín dụng ngân hàng tăng cao trong bối cảnh nền kinh tế cần vốn để phục hồi nhưng các nguồn vốn khác diễn biến không thuận lợi.
Cụ thể: Thị trường vốn (thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán) đang tồn tại một số vấn đề và chưa phát triển tương xứng với vai trò cung cấp vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế; đăng ký vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với cùng kỳ năm 2021 và kiều hối có xu hướng giảm. Tỉ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2020, tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống tài chính. Các tổ chức quốc tế (Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF, Ngân hàng Thế giới - WB), tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia đều cảnh báo về tỉ lệ này của Việt Nam. Theo WB, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ tín dụng/GDP cao nhất trên thế giới. Tổ chức đánh giá tín dụng Moody’s cảnh báo tỷ lệ tín dụng trong nước/GDP và tỷ lệ tổng tài sản của ngân hàng trong nước/GDP đã tăng lên 124% và 17%-là mức cao nhất các quốc gia xếp hạng Ba và Baa, cảnh báo về rủi ro bất ổn vĩ mô.
Theo Thống đốc, trong những năm gần đây, các khoản giải ngân của NSNN vẫn chậm so với yêu cầu dẫn đến tồn ngân ngân quỹ Nhà nước (là các khoản NSNN thu từ nền kinh tế qua thu thuế, thu từ phát hành trái phiếu…) hiện nay đang ở mức cao, ngày càng bị tích tụ chưa được sử dụng, làm giảm lượng tiền trong nền kinh tế. Cung về vốn bị đọng tại NSNN, nhưng cầu về vốn vẫn ở mức cao phục vụ sản xuất kinh doanh phục hồi kinh tế, khiến việc giảm lãi suất của nền kinh tế ngày càng khó khăn.
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, lạm phát 9 tháng đầu năm 2022 được kiểm soát tốt, trong đó lạm phát CPI bình quân là 2,73%; lạm phát cơ bản bình quân là 1,88%, góp phần tạo nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.
Trong 8 tháng đầu năm 2022, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất điều hành. Ngày 23-9-2022, NHNN điều chỉnh tăng 1%/năm lãi suất điều hành; tăng 0,3-1% lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND tại tổ chức tín dụng.
Từ đầu năm 2022 đến nay (đặc biệt là từ giai đoạn tháng 3), tỉ giá và thị trường ngoại tệ chịu áp lực lớn từ những diễn biến phức tạp, khó lường trên thị trường quốc tế. 9 tháng đầu năm 2022, VND mất giá khoảng 4,8% so với USD, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực , diễn biến thị trường ngoại tệ tương đối ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ...
Đề xuất giải pháp phù hợp với Nghị định 24
Về quản lý hoạt động kinh doanh vàng NHNN đã tổ chức họp với Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam và 33 tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hôm 28-7-2022. Các doanh nghiệp đều đánh giá những thành công của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3-4-2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và chính sách chấm dứt huy động, cho vay vàng của NHNN những năm qua là bước tiến quan trọng để ổn định thị trường vàng, hạn chế tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế, loại bỏ tình trạng vàng hóa ra khỏi hệ thống các tổ chức tín dụng, qua đó ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và kinh tế vĩ mô trong nước.
Việc sửa đổi Nghị định 24 là vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng và thận trọng để đảm bảo mục tiêu chống vàng hóa và hạn chế tác động tới thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục nghiên cứu, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và tham khảo ý kiến rộng rãi để xây dựng báo cáo Tổng kết, đánh giá Nghị định 24 và đề xuất giải pháp phù hợp.DĐ
Dương Ngọc
Bài viết gốc: https://nld.com.vn/kinh-te/thong-doc-nguyen-thi-hong-noi-ve-viec-giam-lai-suat-thoi-gian-toi-20221019141709701.htm
Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)
CÁC TIN KHÁC
- Lãi suất cho vay rục rịch tăng (21/10/2022)
- Ứng phó với biến động tỉ giá (21/10/2022)
- Giá vàng hôm nay 21-10: Vọt lên rồi đột ngột giảm mạnh (21/10/2022)
- Ngân hàng nới biên độ điều chỉnh tỷ giá (20/10/2022)
- Xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng (20/10/2022)
- Bộ Công Thương đề xuất loạt giải pháp giải cứu doanh nghiệp xăng dầu (20/10/2022)
- Thí sinh Chu Thị Lan đạt giải Quán quân Cuộc thi Khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tỉnh Đắk Lắk năm 2022 (20/10/2022)
- Thủ tướng giao Bộ trưởng Công Thương "ổn định tình hình thị trường xăng dầu" (20/10/2022)
- Giá vàng hôm nay 20-10: USD ồ ạt tăng giá, vàng lao xuống dốc (20/10/2022)
- Siết chặt quản lý thuế trong chuyển nhượng bất động sản (19/10/2022)
- Agribank Đắk Lắk trang bị thêm ATM phục vụ khách hàng (19/10/2022)
Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 được tổ chức từ ngày 9 đến 13/3/2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”, có nhiều chương trình hấp dẫn.
- Đắk Lắk có 2 thí sinh tham gia vòng Chung kết Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc” lần thứ VI
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nhiều nội dung, hoạt động hấp dẫn
- Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê
Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04
Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể
- Bùng nổ ưu đãi
- Mừng chi nhánh mới Buôn Ma Thuột: Khai trương giảm sốc- Chào hè cực bốc
- Trải nghiệm Hyundai, nhận ngay ưu đãi tại thị trấn Phước An
- Chương trình Mua Xe Tặng Vàng - Ngập Tràn Ưu Đãi
Sầu riêng và những bước đi trên con đường chính ngạch
Sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch là cơ hội lớn để ngành hàng này phát triển.
- Đắk Lắk: Lễ hội nâng tầm sầu riêng Krông Pắc
- Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ nhất
- Sẽ biểu diễn bay khinh khí cầu tại Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022
- Huyện Krông Pắc: Ra mắt mô hình trồng dổi lấy hạt tại xã Ea Yiêng
- Đắk Lắk có 2 giáo viên nhận Giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
- Thành viên UBND tỉnh thông qua dự thảo nhiều nghị quyết quan trọng
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian từ ngày 18/11 đến ngày 24/11/2024
- Nhà trường bị "tố" dạy thêm trong giờ… chính khóa!
- Chuẩn bị tốt các hoạt động Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk
- Tìm thấy thi thể hai người dân bị đuối nước
- Cơ bản hoàn thành công tác di dời hạ tầng kỹ thuật Dự án thành phần 3
- 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên
- Gia hạn Dự án đô thị sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh
- Quả bóng vàng Việt Nam 2024: Lại “so bó đũa, chọn cột cờ”
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN