A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

EVN triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí

07:54 | 01/12/2022

EVN cho biết năm 2022, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn, đặc biệt giá nhiên liệu tăng cao dẫn đến nhiều nước gặp khó khăn về năng lượng

Mặc dù bị ảnh hưởng rất lớn trong bối cảnh chung nhưng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, bảo đảm cung cấp điện ổn định, an toàn cho sản xuất - kinh doanh (SX-KD), sinh hoạt của nhân dân với nhu cầu điện tăng cao và đóng góp chung vào tăng trưởng kinh tế cả nước.

Giá nhiên liệu tăng cao

Trong 10 tháng đầu năm 2022, kinh tế đã hồi phục và phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu điện tăng 8,6% so cùng kỳ năm 2021. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng điện đã đóng góp 0,67 điểm phần trăm vào tăng trưởng ngành công nghiệp và đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Từ đầu năm 2022, do biến động giá nhiên liệu than, dầu, khí thế giới làm cho chi phí sản xuất điện và mua điện của EVN tăng rất cao. Theo diễn biến giá nhiên liệu các tháng đầu năm 2022 và nếu căn cứ kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt từ đầu năm thì kết quả hoạt động SX-KD năm 2022 của EVN có thể lỗ lên tới 64.805 tỉ đồng.

Với mục tiêu giảm tối đa có thể những khó khăn trong SX-KD năm 2022, EVN đã đề ra và thực hiện các giải pháp quản trị trong tập đoàn. Theo đó, EVN quyết liệt tiết kiệm và cắt giảm chi phí, như tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên; cắt giảm từ 20%-30% chi phí sửa chữa tài sản cố định; tạm chi lương cho cán bộ, công nhân viên bằng 80% mức lương bình quân năm 2020, tăng cường quản trị các khoản giảm giá thành điện... Bên cạnh đó, EVN thực hiện các giải pháp về tối ưu hóa dòng tiền, thực hiện thu cổ tức của các công ty cổ phần có vốn góp của EVN trong năm 2022.

Cũng trong năm 2022, EVN đã vận hành tối ưu hệ thống điện để phát tối đa nguồn thủy điện (có chi phí thấp); điều phối các hợp đồng mua than, ưu tiên các nguồn than có giá rẻ hơn để giảm chi phí phát điện; nỗ lực đàm phán với chủ đầu tư các nhà máy điện BOT về sản lượng phát điện để tối ưu hóa chi phí chung. Theo tính toán, tổng các khoản EVN đã cố gắng để giảm lỗ nêu trên đạt khoảng 33.445 tỉ đồng và tác động làm giảm chi phí sản xuất của EVN, ngoài ra chi phí khâu truyền tải, phân phối, phụ trợ năm 2022 chỉ bằng 92,8% so với năm 2021. Theo EVN, mặc dù đơn vị đã nỗ lực, cố gắng để chi phí nhưng với các giải pháp trong nội tại mà EVN đã thực hiện vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện đầu vào tăng quá lớn, kết quả SX-KD 10 tháng đầu năm 2022 của EVN lỗ khoảng 15.758 tỉ đồng, dự kiến ước tính cả năm 2022 có thể lỗ ở mức 31.360 tỉ đồng.

EVN triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí - Ảnh 1.

EVN quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để tiết kiệm chi phí Ảnh: EVN

Nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức

Theo EVN, trong bối cảnh tình hình tài chính như vậy sẽ dẫn tới nguy cơ có rất nhiều khó khăn trong năm 2022 và các năm tiếp theo trong một số vấn đề. Trong đó có thể kể đến khó khăn về việc không cân đối được dòng tiền để thanh toán chi phí mua điện cho các đơn vị phát điện, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy điện và do đó ảnh hưởng đến việc bảo đảm cung cấp điện. Bên cạnh đó, trong vài năm gần đây, chi phí sửa chữa lớn đã phải cắt giảm chi phí theo định mức từ 10%-30% và việc sửa chữa tài sản tiếp tục bị cắt giảm sẽ ảnh hưởng lớn đến an toàn vận hành hệ thống điện các năm tới. Ngoài ra, còn có khó khăn trong việc huy động vốn, cân đối nguồn vốn để đầu tư các dự án điện, sửa chữa bảo dưỡng các công trình điện để bảo đảm cung ứng điện.

Theo dự báo mới nhất của các tổ chức quốc tế, khả năng giá nhiên liệu thế giới năm 2023 chưa có xu hướng giảm xuống mức bình quân năm 2021. Dự kiến năm 2023, EVN vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn về SX-KD và cân bằng tài chính.

Trước bối cảnh có nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành, sự hỗ trợ và giúp đỡ của các địa phương trên cả nước, với sự kiên trì, quyết tâm triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hàng vạn cán bộ, công nhân viên ngành điện sẽ cố gắng, nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức để tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đã được Đảng và Chính phủ giao trong việc bảo đảm cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hiện EVN đang cung cấp các dịch vụ điện đến 99,7% số hộ dân trong cả nước và đã ký 3,034 triệu hợp đồng mua bán điện phục vụ ngoài mục đích sinh hoạt với các doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua, để tạo sự thuận lợi, minh bạch, tiện ích cho người dân và doanh nghiệp trong việc sử dụng các dịch vụ điện, EVN đã thực hiện nhiều cải cách trong việc cung cấp các dịch vụ điện, trong đó năm 2019 đã cung cấp 100% các dịch vụ điện trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và triển khai cung cấp hợp đồng mua bán điện theo phương thức điện tử. Năm 2022, EVN triển khai kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm đơn giản hóa các thủ tục dịch vụ điện, cắt giảm giấy tờ cho người dân khi thực hiện các dịch vụ liên quan đến hợp đồng mua bán điện sinh hoạt...
Bài và ảnh: Hà Phong

    Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ