A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Giá cà phê lập kỷ lục: Mừng, lo niên vụ mới

07:28 | 04/04/2024

Với việc giá cà phê nhân xô không ngừng tăng cao, có thời điểm đạt mốc trên 100 nghìn đồng/kg, cao nhất từ trước tới nay đã lấy lại “nguồn sinh lực” cho người trồng cà phê...

...khi vị thế của cây trồng này đang bị “lung lay” bởi những cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, đặc biệt là sầu riêng…

Cà phê lập đỉnh giá mới

Sau khi vượt mốc trên 100.000 đồng/kg (cà phê nhân) vào ngày 28/3, đến thời điểm này giá cà phê nhân xô ở Đắk Lắk vẫn áp sát mức gần 100.000 đồng/kg. Nếu tính từ đầu tháng 1/2024 tới nay thì giá cà phê đã tăng khoảng 40.000 đồng/kg, đây là mức tăng kỷ lục. Giá tăng cao khiến nhiều hộ dân vui mừng vì đã “chốt” giá bán tốt, có nguồn lợi nhuận và vốn tái đầu tư cây cà phê.

Người dân xã Ea Tân (huyện Krông Năng) thu hoạch cà phê chất lượng cao.

Khi thấy giá lên cao, chị Lê Thị Thương ở thôn Thanh Cao, xã Ea Tân (huyện Krông Năng) đã bán hết 2 tấn cà phê với giá 92.000 đồng/kg. Chị Thương cho hay: “Tôi cũng không biết giá còn tăng nữa không, nhưng với giá này thì người trồng cà phê cũng rất vui mừng vì đã có lãi sau bao nhiêu năm cà phê nằm ở mức giá thấp”.

Anh Trần Đình Thảo ở thôn Ea Bi, xã Dliê Ya (huyện Krông Năng) bộc bạch, anh cùng với 8 hộ dân chung tay sản xuất cà phê chất lượng cao, với mong muốn hướng đến việc sản xuất cà phê bền vững. Niên vụ cà phê năm nay, nhóm của anh đã kết nối với một nhà rang xay, nhận thu mua khoảng 40 tấn cà phê chất lượng cao với giá cộng thêm là 14.000 đồng/kg. Nhiều hộ đã chốt bán khi giá vượt ngưỡng 90.000 đồng/kg, tăng thu nhập và tạo tâm lý phấn khởi cho nông dân canh tác cà phê bền vững.

 

Đối với mặt hàng chiến lược như cà phê thì cần sự quan tâm đúng tầm để vùng cà phê bứt phá mạnh mẽ hơn. Cốt lõi vẫn là người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu đạt được lợi ích hài hòa nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị cho ngành hàng này phát triển bền vững”.

 
Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Hoài Dương

Đắk Lắk hiện có trên 200.000 ha cà phê, sản lượng bình quân đạt trên 500.000 tấn/năm. Trong đó, diện tích cà phê có chứng nhận đạt trên 30.317 ha, tổng sản lượng đạt hơn 100.065 tấn, với 23.291 hộ tham gia. Theo Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, nguyên nhân giá cà phê tăng cao là do thiếu hụt nguồn cung trong nước, lượng tồn kho vụ trước chuyển qua quá thấp so với mọi năm. Ngoài ra, cước phí vận tải hàng hải tăng cao, tạo cơ hội cho giới đầu cơ trên sàn giao dịch hàng hóa thế giới trữ hàng, đẩy giá để kiếm lời… Hiện nay, nguồn cà phê còn trong dân không nhiều, dự báo thiếu hụt nguồn cung trong niên vụ mới cũng sẽ tăng cao do diện tích cà phê trong dân giảm nhiều vì được chuyển đổi sang trồng cây khác, ngoài ra còn do ảnh hưởng của khô hạn dẫn đến năng suất cà phê bị ảnh hưởng.

Nỗi lo về sự bền vững

Theo ông Trần Ðình Trọng, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp dịch vụ Công bằng Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột), sản xuất cà phê chất lượng cao đang mang lại lợi ích thiết thực, trực tiếp cho nông dân khi giá cà phê luôn ổn định và cao hơn so với thị trường từ 2 – 2,5 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, với mức giá cà phê nhân xô tăng cao như hiện nay, đồng nghĩa với việc giá cà phê nguyên liệu cũng tăng theo. HTX gặp khó khăn vì thiếu nguồn vốn để thu mua, nhất là đối với những đơn hàng đã ký kết. 

Sản xuất cà phê đặc sản ở Krông Năng.

Còn theo chia sẻ của ông Nguyễn Đại Dương, Giám đốc HTX Nông nghiệp dịch vụ du lịch ROFC ở xã Ea Tóh (huyện Krông Năng), khi giá cà vượt mốc 80.000 đồng/kg, nhiều thành viên HTX đã bán khoảng 80% sản lượng. Ông Dương phân tích: “Với giá cà phê liên tục tăng cao như những ngày qua thì cũng không ai dám “ôm” hàng, vì không biết giá lên xuống thế nào… Năm nay nếu làm cà phê nhân xô thì có lợi nhuận hơn là làm cà phê chất lượng cao, vì giá cà phê cộng thêm sẽ cao, khó có nhà rang xay thu mua”.

Tại hội thảo "Giải pháp để xuất khẩu cà phê Việt đạt 5 tỷ USD" do Báo Người Lao Động tổ chức vào ngày 30/3 tại TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Quang Bình, chuyên gia phân tích cà phê cho rằng: Nông dân được hưởng lợi khi giá cà phê tăng cao nhưng nếu không có cơ chế, chính sách phù hợp, ngành hàng cà phê sẽ gặp khó khăn nếu không đáp ứng được các đơn hàng, nhất là các hợp đồng xuất khẩu. Cơ quan quản lý nhà nước cần tạo quỹ cho vay, quỹ tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp có tiền thu mua. Một giải pháp khác, cần tăng cường hỗ trợ các đơn vị chế biến cà phê đặc sản, chất lượng cao để giá trị gia tăng của hạt cà phê được bền vững.

Minh Thuận - Nguyễn Gia

Bài viết gốc: https://www.baodaklak.vn/tin-noi-bat/202404/gia-ca-phe-lap-ky-luc-mung-lo-nien-vu-moi-a7a1fd9/

 

    Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ