Chú trọng phát triển du lịch cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
15:34 | 01/11/2024
Theo Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam vừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch (VHTTDL) phê duyệt ngày 30/10,...
...việc đầu tư xây dựng mô hình du lịch cộng đồng được chú trọng ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Với quan điểm phát triển du lịch cộng đồng bền vững, Đề án nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực, đặc trưng của mỗi địa phương, đảm bảo chia sẻ lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Du khách tham quan, trải nghiệm tại buôn du lịch cộng đồng Ako Dhong, TP. Buôn Ma Thuột
Mục tiêu chung của Đề án là cơ bản định vị được thương hiệu du lịch cộng đồng tại Việt Nam, gắn phát triển du lịch cộng đồng với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào xây dựng kinh tế nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo; hỗ trợ khả năng tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ công cho khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ưu tiên các dân tộc thiểu số rất ít người. Qua đó, hình thành đặc trưng của mỗi địa phương, vùng miền; hình thành cơ chế phối hợp tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa; đưa du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.
Đề án đặt ra mục tiêu cụ thể là đến năm 2025, tại các điểm du lịch cộng đồng được công nhận ở Việt Nam, cơ bản các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy, đáp ứng các yêu cầu về môi trường, thiết chế văn hóa, chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch. Xây dựng, hỗ trợ đầu tư ít nhất 10 điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 1 mô hình chuỗi liên kết du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2030, cơ bản phát triển đồng bộ sản phẩm du lịch cộng đồng tại các trung tâm du lịch lớn, nơi có lượng khách du lịch tập trung đông.
Tại Đắk Lắk hiện đã có 4 buôn được đầu tư xây dựng mô hình du lịch cộng đồng: buôn Ako Dhong, buôn Tơng Jǔ (TP. Buôn Ma Thuột); buôn Kuốp (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana) và buôn Trí (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn), dần hình thành các cụm sản phẩm, tạo điểm nhấn để thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm.
Thanh Hường
Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”
CÁC TIN KHÁC
- Ðịnh hình đô thị xanh cho Buôn Ma Thuột (30/10/2024)
- Xây dựng Văn hóa cồng chiêng thành sản phẩm du lịch (17/10/2024)
- Thế hệ mới trước những giá trị cũ (26/09/2024)
- Khai thác dư địa các ngành công nghiệp văn hóa (09/09/2024)
- Đắk Nông còn nhớ… (27/08/2024)
- Nhớ độc mộc... (27/08/2024)
Sầu riêng và những bước đi trên con đường chính ngạch
Sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch là cơ hội lớn để ngành hàng này phát triển.
- Đắk Lắk: Lễ hội nâng tầm sầu riêng Krông Pắc
- Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ nhất
- Sẽ biểu diễn bay khinh khí cầu tại Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022
- Huyện Krông Pắc: Ra mắt mô hình trồng dổi lấy hạt tại xã Ea Yiêng
- Nối lại đường bay Buôn Ma Thuột – Đà Nẵng: Mở ra nhiều cơ hội
- Kiến tạo không gian mở cho đô thị Buôn Ma Thuột
- Triển khai hiệu quả công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột
- Ðịnh hình đô thị xanh cho Buôn Ma Thuột
- Đắk Nông hỗ trợ nông dân thu hoạch cà phê hiệu quả
- Dự án khu đô thị chặn mương thoát nước, hàng chục hộ dân khốn khổ vì ngập
- Huyện Krông Bông: Nhiều cầu treo xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn
- Niên vụ cà phê 2024 - 2025: Đối mặt nhiều mối lo
- Cần tư duy lại để khai thác giá trị nông nghiệp, nông thôn vùng Tây Nguyên
- Hình thái thời tiết nguy hiểm nào sắp ảnh hưởng đến nước ta?
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN