A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Bão, lũ năm 2018 vẫn phức tạp

08:35 | 13/04/2018

Năm 2017 là năm cực đoan thời tiết, bão lũ, sạt lở diễn ra phức tạp và ảnh hưởng rõ nét, sâu rộng tại Việt Nam.

Tình hình này được dự báo sẽ còn diễn biến trong năm 2018 và ẩn chứa sự khó lường. Đây là nhấn mạnh tại cuộc họp báo quý I, do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 12/4, tại Hà Nội.

Tình hình bão lũ năm 2018 được dự báo sẽ diễn biến phức tạp.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong năm 2017, do hiện tượng Enso ở pha trung tính trong nửa đầu năm 2017 và chuyển về pha lạnh (La Nina) cuối năm 2017, nên nền nhiệt độ cả nước ở mức cao, các đợt rét đậm, rét hại ít và không kéo dài.

Bất thường là nắng nóng diễn ra kỷ lục ở nhiều nơi, đặc biệt là Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ.

Nửa cuối năm 2017, mưa lớn diễn ra trên diện rộng và liên tục kéo dài ở các tỉnh vùng núi phía Bắc và các tỉnh Trung Bộ gây lũ, lũ quét, sạt lở.

Bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện tần suất kỷ lục ở Biển Đông, trong đó có 2 cơn bão cực mạnh là Doksuri và Damrey.

Lũ ở nhiều địa phương tuy xuất hiện muộn nhưng đỉnh lũ lại cực điểm của lịch sử. Như Hồ Hòa Bình vượt giá trị lịch sử cùng kỳ tháng 10, lũ sông Hoàng Long cao hơn mực nước lũ lịch sử năm 1985, đỉnh lũ trên sông Mã, sông Bồ, sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Vệ đều ở mức tương đương mức lũ lịch sử. Lũ bất thường tại các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình và Nghệ An.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên cho biết, tính phức tạp và bất thường của bão, áp thấp nhiệt đới và mưa lũ, chưa kể sự cục bộ về cực đoan thời tiết sẽ còn diễn ra không chỉ trong năm 2018.

Cụ thể, theo dự báo, năm nay sẽ có khoảng 12 – 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông, 5,6 trong số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam.

Đỉnh lũ trên các sông suối ở khu vực Bắc Bộ phổ biến ở mức báo động cấp 2, cấp 3.

Lũ quét, sạt lở đất sẽ xảy ra tương đương năm 2017, đặc biệt ở vùng núi phía Tây Bắc Bộ. Mùa lũ sẽ đến muộn trên khu vực sông Mê Công.

Ngoài ra, trong năm 2018, triều cường sẽ xuất hiện vào tháng 10, 11 và 12 tại các tỉnh Nam Trung Bộ.

Nguy cơ nước dâng do bão và sóng lớn sẽ diễn ra tại các tỉnh ven biển Trung Bộ. Sự bất thường có lẽ sẽ nằm ngoài cảnh báo.

“Do sự phức tạp và khó lường của thời tiết, chính vì vậy năm 2018 sẽ tăng cường cảnh báo sớm. Nâng thời hạn dự báo, cảnh báo bão sớm đến 5 ngày, áp thấp nhiệt đới đến 3 ngày và cảnh báo mưa lớn, lũ lớn trước 1-2 ngày. Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, giảm nguy cơ thiên tai, ngăn ngừa thiệt hại về sinh mạng và làm giảm tác động kinh tế và vật chất của thiên tai. Cảnh báo sẽ chi tiết cho từng địa điểm thời hạn đến 10 ngày, đặc biệt sẽ chi tiết các cấp độ rủi ro cho từng vùng, từng địa phương” -Thứ trưởng Trần Quý Kiên nhấn mạnh.

Tại cuộc họp báo quý I, Bộ TNMT cũng công bố kết quả thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại trong lĩnh vực tài nguyên môi trường năm 2017 và chi tiết kế hoạch thanh kiểm tra trong năm 2018.

Theo đó, sẽ thanh tra đất đai tại 6 tỉnh và thành phố. Thanh tra lĩnh vực khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác cát sỏi, than tại một số tỉnh thành như Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên, Hà Nam…

Tập trung thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, theo Bộ TNMT, trong năm 2018, sẽ chỉ dành 70% nguồn nhân lực, vật lực cho thanh kiểm tra theo KH872 đã được phê duyêt, 30% còn lại sẽ dành cho thanh kiểm tra đột xuất, không báo trước ở nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.

Tuấn Việt

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ