A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Mưu sinh với nghề may gia công

14:39 | 25/05/2018

Những năm gần đây, công việc may gia công ngay tại nhà là nghề được một số chị em nội trợ hoặc những người chưa tìm được việc làm xem là “cứu cánh” vì nghề này không đòi hỏi nhiều vốn, không bị bó buộc thời gian, có thể kiếm thêm thu nhập, cải thiện

Theo chị Ngô Thùy Khánh Diệu (36 tuổi, phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột), một trong những thợ chuyên may gia công thời trang nữ khá nổi tiếng ở TP. Buôn Ma Thuột, những người may gia công tại nhà thường không mở tiệm, không có biển hiệu, hằng ngày chỉ nhận đơn hàng từ các tiệm may, shop thời trang để làm, nhận tiền theo mỗi đầu sản phẩm mình làm được.

Chị Diệu cho hay, nghề may gia công dễ học, dễ làm. Để làm ra một bộ đồ cần nắm rõ các công đoạn: Cắt vải, ráp đồ, se lai, vắt sổ, may... Chỉ cần học khoảng nửa tháng hoặc nhiều nhất là một tháng là đã có thể ngồi vào máy và kiếm được tiền. Tuy không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng người may gia công cần biết đọc thiết kế mẫu, khéo tay và tỉ mỉ để tạo ra sản phẩm chất lượng và thẩm mỹ.

Chị Ngô Thùy Khánh Diệu với nhiều sản phẩm chất lượng, đẹp được nhiều chủ cửa hàng thời trang đánh giá cao.

Nhận thấy công việc này dễ sắp xếp thời gian để đưa đón con đi học và chăm lo cho gia đình, phù hợp với các chị em nội trợ nên chị Diệu đã rủ các chị em ở gần nhà tới làm cùng. Đến nay, tổ may gia công tại nhà của chị Diệu có  7 người. “Sau khi nhận đơn hàng từ shop thời trang, tôi sẽ hoàn thiện phần cắt tay, sau đó giao cho các chị em về nhà ráp đồ và may. Trung bình mỗi ngày hoàn thành 3 sản phẩm, tính ra cho thu nhập khoảng 4,5 - 7 triệu đồng/người/tháng”, chị Diệu cho biết thêm.

Vốn xuất thân từ gia đình làm nghề may mặc, từ nhỏ anh Lâm Bình Duy (31 tuổi, phường Thành Công, TP. Buôn Ma Thuột) đã theo cha học cắt vải. Vì thế, dù còn trẻ nhưng anh Duy đã có tay nghề khá cao, được nhiều hiệu may trên địa bàn thành phố tin tưởng. “Tôi chuyên nhận may gia công áo vest nam và nữ, nếu chăm chỉ làm cũng cho thu nhập khoảng 9 triệu đồng/tháng”. Sau hơn 10 năm làm nghề may gia công, anh Duy đã có nguồn hàng may ổn định, đủ để trang trải cuộc sống gia đình.

Những người thợ may gia công luôn làm việc bất kể thời gian, không biết đến ngày nghỉ để kịp tiến độ giao hàng. “Những ngày hàng nhiều, tôi phải làm 12 tiếng, có khi phải thức đến 1 giờ sáng, vì không giao đúng hẹn sẽ bị hủy sản phẩm, mình sẽ mất tiền công. Bây giờ người may gia công nhiều, mình không làm thì người ta giao cho người khác” - anh Lâm Bình Duy tâm sự.

Người thợ may gia công tại nhà miệt mài làm việc để tăng thu nhập trang trải cuộc sống.

Với mỗi sản phẩm, thợ may gia công đều chú tâm vào từng đường may mũi chỉ, nhưng nếu sơ suất một chi tiết nhỏ, không giống mẫu thiết kế thì vừa mất công vừa mất tiền. Chị Ngô Thùy Khánh Diệu kể lại: “Có hôm tôi đọc thiết kế mẫu nhưng may không giống một số chi tiết nên chủ hàng cũng một mực không chịu nhận hàng, tôi phải đền tiền vải và lại may cái khác như mẫu”.

Dẫu còn đó những nỗi niềm nhưng các “công nhân” làm việc ngay tại nhà như thế xem ra khá tiện lợi đối với nhiều người, góp phần cải thiện cuộc sống cho nhiều gia đình.

Thùy Duyên

    Nguồn: "Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ