A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Lắng nghe trẻ em

08:28 | 06/10/2018

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn quy trình lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng văn bản về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em.

Theo đó, trẻ em từ đủ 7 tuổi sẽ có quyền góp ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản về trẻ em. Dự thảo đang được lấy ý kiến trên cổng thông tin điện tử của Bộ LĐTBXH đến hết ngày 27/11/2018.

Ảnh minh họa.

Đảm bảo lợi ích cho trẻ em

Có dịp tham dự nhiều diễn đàn quốc gia về trẻ em, điều dễ nhận thấy là trẻ em hôm nay rất tự tin, năng động, có chính kiến và muốn được người lớn lắng nghe. Trong những buổi thảo luận nhóm, chúng tôi đã gặp những khẩu hiệu rất thiết thực: “Chúng em là hiện tại, chứ không phải tương lai!”.

Chính vì thế, thông tin về việc trẻ em sắp được góp ý vào những văn bản dành cho mình, có những cháu chưa thực sự quan tâm, nhưng cũng không ít học sinh cảm thấy vui mừng. Những ngày qua, một văn bản liên quan đến xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có liên quan trực tiếp đến trẻ em như việc học thêm dạy thêm, hoặc nạn bạo lực học đường, vi phạm thân thể người học- gần như mới chỉ thấy có ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý, giáo viên mà chưa thấy xuất hiện ý kiến của học sinh các cấp học. 

Mang nội dung này trao đổi với một số học sinh trường THPT Phương Nam, trường THPT Thăng Long, trường THCS Hoàng Liệt tại Hà Nội, các em cho hay không được nghe phổ biến về việc lấy ý kiến cho văn bản này. Nhưng nếu được cho phép có ý kiến, thì sẽ tùy từng vấn đề trong văn bản quan tâm, các em sẽ góp ý. Chẳng hạn như về việc xử phạt dạy thêm- học thêm, theo những góc nhìn khác nhau, ngay học sinh cũng có những quan điểm trái ngược nhau. 

Song điều học sinh băn khoăn nhất là: Liệu những ý kiến đóng góp của trẻ em có được lắng nghe không? Trong dự thảo Thông tư do Bộ LĐTBXH công bố có nêu: Việc lấy ý kiến của trẻ em phải bảo đảm để trẻ em tham gia tự nguyện, chủ động, phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ; cung cấp đầy đủ thông tin cho trẻ em; không phân biệt đối xử, không trù dập, kỳ thị khi trẻ em bày tỏ hoặc không bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em khi tham gia lấy ý kiến.

Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em và ý kiến của tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em phải được tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu, phản hồi đầy đủ, kịp thời, khách quan, trung thực. Người thực hiện lấy ý kiến của trẻ em phải có kiến thức, thái độ thân thiện, kỹ năng phù hợp với trẻ em. Hình thức lấy ý kiến gồm phiếu lấy ý kiến của trẻ em; diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua điện thoại; thông qua môi trường mạng. 

Sau khi văn bản được ban hành, chậm nhất 60 ngày, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản phải thông tin, phản hồi cho trẻ em về những ý kiến đã được tiếp thu, quy định trong văn bản; giải thích, trả lời những ý kiến, nguyện vọng của trẻ em không được tiếp thu.

Tôn trọng để bảo vệ con trẻ

Trên thực tế, có nhiều vụ việc xâm hại, bạo lực trẻ em trong gia đình và nhà trường chậm bị phát hiện xử lý đều do người lớn chưa lắng nghe, chưa tôn trọng ý kiến của các em. Đôi khi còn cho đó là những việc của trẻ con! Có trường hợp học sinh đánh nhau trong lớp, trong trường, khi các bạn phản ánh với thày cô giáo, nhưng thay vì giúp các em sớm hóa giải những mâu thuẫn, cô giáo lại bảo các em “chờ đến cuối tuần có tiết sinh hoạt lớp”. Chờ đợi thì lâu, trong khi mâu thuẫn từ chuyện nhỏ, có khi chỉ là một lời buông vu vơ trên mạng xã hội, nhưng cũng thành chuyện lớn. Do đó, có không ít vụ việc học sinh tự giải quyết với nhau bằng bạo lực.

Hoặc đơn giản, trong mỗi giờ học, thay vì được tương tác giữa giáo viên và học sinh, nhiều giáo viên vẫn có thói quen đọc cho học sinh ghi chép. Còn học sinh muốn được bình đẳng giữa thầy- trò, nên những đóng góp phản biện thẳng thắn của các em vừa không được giáo viên ghi nhận, vừa bị đánh giá là thiếu tinh thần xây dựng. 

Thường niên, Bộ LĐTBXH đều tổ chức Diễn đàn quốc gia vì trẻ em. Gần đây nhất, năm 2017 chủ đề của diễn đàn “Trẻ em với vấn đề phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”. Thông qua Diễn đàn trẻ em này, các ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về các vấn đề liên quan đến trẻ em được trao đổi, ghi nhận và triển khai.

Tại đây đại biểu là đại diện các Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành, tổ chức cũng đã trả lời, trao đổi, xem xét, đáp ứng các ý kiến, đề xuất của trẻ em; nghiên cứu đưa các ý kiến, đề xuất đó vào trong Chương trình công tác, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của bộ, ngành…

Và việc Bộ LĐTBXH công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn quy trình lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng văn bản về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em, đang mở ra kỳ vọng về việc thực hiện quyền của trẻ em sẽ ngày một hoàn thiện hơn.    

Minh Quang

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ