A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Văn hóa bệnh viện nên chăng từ 2 phía?

08:17 | 13/10/2014

Lâu nay, vấn đề văn hóa ứng xử, y đức của các y bác sĩ , nhân viên y tế đã được nhắc đến như một câu chuyện dài “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Song, xoay quanh câu chuyện ấy, vẫn còn nhiều điều đáng bàn.

Khi vào bệnh viện, nhiều người bệnh cho rằng họ phải chi trả mọi thứ, nhưng lại thường xuyên nhận được cung cách phục vụ, thái độ, lời nói từ các y, bác sĩ, hộ lý rất đỗi khó chịu và lạnh lùng... Nhiều người cho biết, họ không có đòi hỏi gì nhiều ở các y bác sĩ, mà chỉ cần một sự quan tâm, một ánh mắt cảm thông, chia sẻ, hay đơn giản chỉ là lời giải thích kỹ càng hơn từ bác sĩ về bệnh tật để tiếp thêm niềm tin tiếp tục chữa trị, nhưng khó được thỏa mãn. Và những sự việc thân nhân người bệnh hành hung y, bác sĩ xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây là hệ quả tất yếu khi người bệnh phải hứng chịu sự “quá tải” thái độ hách dịch của  một số người làm công tác khám chữa bệnh. Rõ ràng, phê phán, lên án y, bác sĩ và bệnh viện khi có những việc làm vi phạm y đức là chuyện tất nhiên. Ngành Y tế và các bệnh viện đã có những nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này. Ngoài việc đưa ra cơ chế xử phạt với những nhân viên hách dịch với người bệnh như kiểm điểm, trừ thưởng, không nâng lương…, các bệnh viện còn “phổ cập” rộng rãi văn hóa ứng xử đến nhân viên y tế, rồi những bản nội quy quy định ứng xử của nhân viên với người bệnh cũng được dán khắp nơi trong bệnh viện.

Thăm khám cho người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh minh họa

Bác sĩ và điều dưỡng thăm khám cho người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. (Ảnh minh họa)

Song, nhìn nhận ở một góc độ khác, chính bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng nên xem lại thái độ của mình với các nhân viên y tế đã thực sự đúng đắn chưa và đã ai đặt mình vào địa vị người phục vụ để nhìn nhận cho công bằng chưa?! Đành rằng, khi phải đến bệnh viện thì tâm trạng lo lắng, thậm chí sợ hãi là đúng, nhưng cũng không nên vì quá lo lắng cho sức khỏe mà có thể “quá lời” với y, bác sĩ và các nhân viên y tế. Thực tế cho thấy, hiếm có nơi nào quá tải như bệnh viện, y, bác sĩ và nhân viên y tế luôn làm việc với cường độ cao, gấp đôi, gấp ba so với quy định, trong khi bệnh tật ngày càng phức tạp, thời gian khám và chữa bệnh dồn dập, điều kiện cơ sở y tế hạn hẹp, không thể đòi hỏi lúc nào họ cũng phải nở nụ cười với người bệnh. Hơn nữa, ngày này qua ngày khác các y bác sĩ phải gặp gỡ với hàng trăm con người đang mang bệnh với vẻ mặt căng thẳng, mệt mỏi thì người kiên nhẫn đến mấy cũng khó mà vui vẻ được. Bên cạnh đó, nhiều người bệnh vào viện không chịu tuân thủ các quy tắc của bệnh viện đề ra mặc dù những quy tắc ấy được dán ở rất nhiều nơi và được nhân viên bệnh viện đọc ra rả trên hệ thống loa phát thanh của bệnh viện trước mỗi đầu giờ làm việc. Thậm chí, có những người do thiếu kiến thức, hiểu biết đã “ăn vạ” bác sĩ ngay cả khi họ đang nỗ lực cứu chữa cho người thân của mình… Chính những sự vô lý ấy cũng là một phần nguyên nhân khiến y, bác sĩ phải nổi cáu... với người bệnh.

Có vẻ như, bệnh nhân và thân nhân người bệnh lâu nay luôn tự cho mình cái quyền được phê bình, được lên án người khác mà quên mất phần việc phải làm của mình. Và giải pháp hiệu quả cho vấn đề văn hóa ứng xử trong bệnh viện hiện nay không thể đơn thuần là việc thay đổi ứng xử của y bác sĩ mà phải bắt nguồn từ cả hai phía: nhân viên y tế và bệnh nhân.

Kim Oanh

    nguồn: Baodaklak.vn

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ