A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cà phê và thương hiệu

10:04 | 05/10/2015

Cà phê Việt Nam hoàn toàn có một nền tảng rất tốt và điều nên làm hiện nay là phải chú trọng phát triển thị trường, mà muốn làm được điều này thì phải xây dựng thương hiệu.

Ảnh minh họa.

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy: 9 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cà phê đứng đầu trong nhóm hàng nông sản giảm mạnh. Tính hết quý III, xuất khẩu cà phê ước đạt 961.000 tấn với tổng giá trị 1,96 tỷ USD, giảm 31% về khối lượng và giảm 32% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Giá cà phê xuất khẩu bình quân đạt 2.054 USD/tấn, giảm 0,23% so với năm 2014.

Về nguyên nhân khiến lượng cà phê xuất khẩu giảm mạnh được Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam lý giải là do thời tiết thay đổi, mưa đến sớm khi thu hoạch và thời kỳ cà phê phát triển gặp hạn hán nên nhiều vùng không đủ nước tưới đã bị mất trắng.

Bên cạnh đó, ngày công lao động và giá phân bón lên cao, người trồng cà phê giảm lượng phân bón, nên sản lượng không được như kỳ vọng. Cùng với đó, số lượng cà phê già ngày một tăng, năng suất thấp dẫn đến cả niên vụ 2014 - 2015 giảm tới 20%. Dự báo niên vụ 2015 - 2016, sản lượng cà phê sẽ tiếp tục giảm…

Với hàng loạt khó khăn kể trên, rõ ràng câu chuyện chuyển hướng để cây cà phê phát triển bền vững là nhu cầu cấp thiết đặt ra.

Cũng cần nhắc lại, cà phê của Việt Nam từng được thế giới biết đến với những thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Trung Nguyên, cà phê Đắk Lắk… Tuy nhiên, thời gian qua, thương hiệu danh giá dần rơi vào các doanh nghiệp nước ngoài khiến nhiều doanh nghiệp cà phê Việt lao đao. Không còn cách nào khác, giờ đây, cà phê Việt Nam phải nỗ lực tìm lại chính mình. 

Về mục tiêu phát triển để cây cà phê bền vững: Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát chỉ rõ cần phải tái canh diện tích cà phê trên cả nước.

Còn  phía các chuyên gia lại cho rằng, phải giảm hoặc xóa tình trạng bán thô và nên đẩy mạnh đi theo hướng giá trị gia tăng cao như rang xay, chế biến cà phê hòa tan, bởi theo thống kê của Bộ NN&PTNT hiện tổng công suất các nhà máy chế biến cà phê hòa tan cả nước chỉ đạt trên 166.000 tấn, tức chỉ bằng 1/10 lượng cà phê được sản xuất ra (1,6 triệu tấn/năm), nhưng đã mang về lượng kim ngạch dẫn đầu của nhóm ngành nông sản. Nếu chuyển sang sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, ví dụ mỗi kí lô gam cà phê rang xay pha được 50 ly, bán với giá 5.000 đồng/ly thôi, thì giá trị thu được đã có sự khác biệt lớn.

Nói về sự sáng tạo và có sự khác biệt trong kinh doanh cà phê, điển hình như Hàn Quốc, họ là một quốc gia gần như phải nhập khẩu 100% cà phê thô, nhưng các doanh nghiệp của xứ sở Kim Chi đã sáng tạo bằng cách chế biến theo những phong cách riêng của họ và họ đã thành công.

Điều đó cho thấy Việt Nam hoàn toàn có một nền tảng rất tốt và điều nên làm hiện nay là phải chú trọng phát triển thị trường, mà muốn làm được điều này thì phải xây dựng thương hiệu. Do đó, các doanh nghiệp cà phê đương nhiên phải sáng tạo và tìm sự khác biệt để làm nên những tên tuổi độc đáo của cà phê Việt Nam.    

 Lê Nhi

    nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ