A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên (Bài 1)

05:50 | 26/07/2013

Trên cơ sở những Báo cáo đánh giá của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên trong thời gian qua, Báo cáo đánh giá kết quả bước đầu triển khai Chương trình nghiên cứu Tây Nguyên III do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì triển khai thực hiện.

Đặc biệt thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2012 và nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2012 của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức hồi tháng 7 năm 2012 tại Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk. Tôi có một số ý kiến đề xuất, đóng góp về chính sách phát triển cho Tây Nguyên đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu phát triển Tây Nguyên bền vững.

Đối với việc thực hiện Chương trình nghiên cứu Tây Nguyên III.

Sau khi bắt đầu triển khai một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ là các đề tài nghiên cứu về Tây Nguyên, theo tôi phải xem xét lại định hướng mục tiêu, nội dung nghiên cứu và cách thức tổ chức xác định và thực hiện nhiệm vụ trong Chương trình nghiên cứu Tây Nguyên III như chúng ta đang triển khai. Quan điểm nghiên cứu là tiếp cận với những vấn đề thực trạng hiện nay của Tây Nguyên đang diễn ra và dự tính sẽ diễn ra trên cơ sở đó so sánh với những kết quả của Chương trình nghiên cứu Tây Nguyên I, Chương trình nghiên cứu Tây Nguyên II. Các vấn đề đặt ra là tổng thể của tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, môi trường sinh thái, địa hình địa mạo, vấn đề dân tộc tôn giáo, dân cư, đời sống người dân, cơ sở hạ tầng, sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh… 

Phát triển Tây Nguyên bền vững

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, từ đó so sánh những mặt đạt được, mặt tích cực và những bất lợi, tồn tại và giải phải pháp ngắn hạn, dài hạn cho sự phát triển Tây nguyên trong tương lai. Điều quan trọng của các công trình nghiên cứu trong Chương trình Tây Nguyên III là phải đánh giá được hiện trạng, xác định được đường hướng phát triển, hoạch định được chính sách để khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết trong phát triển Tây Nguyên.


Mục tiêu đặt ra là Tây Nguyên phát triển bền vững cả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh. Muốn làm được như vậy cần thiết phải thực hiện một số vấn đề sau đây:

- Phải tiến hành đánh giá hệ thống thảm thực vật nói chung và diện tích các loại rừng của Tây Nguyên nói riêng. Đánh giá về hiện trạng quản lý, khai thác và phát triển hệ thống thảm thực vật này như thế, đã hợp lý chưa, khiếm khuyết bất cập là cái gì…

- Tiến hành đánh giá hệ thống rừng đặc dụng bao gồm các khu rừng Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên ở Tây Nguyên hiện nay. Cần thiết phải đề xuất những giải pháp mạnh, cơ chế đặc biệt để bảo vệ cho bằng được tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, động thực vật quí hiếm. Phải có cơ chế tài chính, xử lý thật nghiêm đối với những ai xâm hại đến tài nguyên rừng nơi đây. Có thể cho phép thuần dưỡng một số voi rừng để đảm bảo số lượng đàn voi nhà phục vụ du lịch văn hóa Tây Nguyên.

- Đối với rừng kinh tế, nên thực hiện việc tạm dừng khai thác rừng tự nhiên, tập trung công tác khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh rừng, trồng rừng nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng. Hiện nay ở Tây Nguyên đã có hai nhà máy chế biến gỗ MDF tại An Khê Gia Lai và Đắk Nông. Các công trình nghiên cứu của Chương trình Tây Nguyên III phải đề xuất được giải pháp về qui hoạch, định hướng phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến gỗ này. Theo kinh nghiệm của Tôi, các tỉnh Tây Nguyên có thể xây dựng thêm 2 – 3 nhà máy chế biến gỗ nữa với qui mô công suất khoảng 200.000 – 300.000 m3 sản phẩm/năm. 

- Về công nghệ của các nhà máy không nên dùng công nghệ sản xuất bột giấy hoặc sản xuất ván dăm, bởi lẽ yếu tố kỹ thuật và môi trường cũng như thị trường tiêu thụ và lợi nhuận thấp. Do đó phải sản xuất được sản phẩm cuối cùng là gỗ ván sợi. Nhất thiết phải lực chọn công nghệ sản xuất gỗ từ MDF trở lên, định hướng công nghệ HDF trong sản xuất chế biến gỗ. 

- Rừng phòng hộ: tập trung bảo vệ diện tích rừng và thảm thực vật che phủ của lưu vực thượng nguồn sông Mê Kông; lưu vực các con sông của đông Trường Sơn. Loại rừng này quan tâm bảo vệ thảm thực vật tự nhiên, nơi không có rừng hoặc mất rừng thì tiến hành trồng mới. Giải pháp trồng rừng phòng hộ là đề xuất phương châm trồng loài cây đối lập nhu cầu sử dụng của con người để không bị chặt phá (ví dụ như cây si, đa, bồ đề, gạo, gòn, kơnia, sung….)

- Quan tâm đến xử lý và áp dụng chính sách trả phí tài nguyên rừng khi xây dựng các công trình công ghiệp, thủy điện, thủy lợi.

(Còn tiếp)

TS. Nguyễn Văn Lạng

  Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ  
Nguyên Chủ tịch UBND Tỉnh Đắk Lắk

 

    Nguồn: tamnhin.net

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ