A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Một hay hai kỳ thi?

10:01 | 02/11/2015

Trước những bất cập mà kỳ thi chung quốc gia lần đầu tiên bộc lộ ra, nhiều lãnh đạo của các trường đại học có ý kiến, nên tách riêng 2 kỳ thi tốt nghiệp và đại học.

Ảnh minh họa.

Bởi một lý do đơn giản, thi tốt nghiệp chỉ nhằm “công nhận” còn thi đại học để “chọn lựa, cạnh tranh” lẫn nhau nên không thể gộp cả 2 kỳ thi làm một. Vì sự khác nhau về mục đích nhưng lại được thể hiện trong một kỳ thi và một đề duy nhất thì chắc chắn sẽ có nhiều bất cập bộc lộ ra hoặc thậm chí, các mục tiêu này không hoàn thành được.

Đặc biệt, do đặc thù tuyển sinh (và sau đó là nghề nghiệp) của nhiều ngành cần có chuyên môn nhất định nên việc sử dụng duy nhất một kỳ thi là không đánh giá hết năng lực người học. Hơn nữa, mục tiêu của kỳ thi chung quốc gia là tránh tốn kém nhưng qua lần đầu tiên tổ chức, học sinh, phụ huynh tỏ ra mệt mỏi, búc xúc và vẫn tốn nhiều tiền bạc, nhất là khâu xét tuyển hồ sơ.

Theo một chuyên gia giáo dục, mục tiêu giảm bớt gánh nặng thi cử là hoàn toàn đúng nên có thể bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp bởi thực tế, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trong những năm qua luôn rất cao, từ 92-97%, cá biệt nhiều địa phương liên tục đạt 100%.

Mục đích tối cao của thi cử là để chọn lọc người đạt và không đạt yêu cầu nhưng nếu cán cân đó gần như bằng không, khi số người đạt là tuyệt đối thì kỳ  chọn lọc đó coi như thất bại.

Tuy một kỳ thi chung có quá nhiều đơn vị phải tham gia khiến mọi thứ trở lên rườm rà lại vừa cồng kềnh không cần thiết. Các sở giáo dục địa phương phải đảm nhiệm khâu xét tuyển hồ sơ, trong khi các trường đại học vẫn đảm nhiệm khâu tổ chức thi cử, và phía bộ lại đảm nhiệm bộ phận tổng hợp, công bố điểm. Nếu để riêng rẽ từng trường tự đứng ra tổ chức kỳ thi cho mình sẽ đơn giản, và chuyên môn hóa cao hơn.

Thêm nữa, nhiều người am hiểu về chuyên môn giáo dục cũng cho rằng, cấu trúc đề thi chung quốc gia vừa qua là chưa hợp lý. Hầu hết chương trình học là sách cũ, mang nặng tính năng truyền đạt chứ chưa phát huy khả năng tư duy mở, phản biện.

Vì thế, đưa những kiến thức mới, những sự kiện của cuộc sống thời gian qua vào đề thi, nhất là môn Văn học và Lịch sử cũng khiến nhiều em ngỡ ngàng, chưa thực sự thích nghi.

Không thể có chuyện học suốt 12 năm nhưng lại thi những điều vừa mới diễn ra cách đây vài tháng thì có thể đánh giá đầy đủ về năng lực người học được là nhận định khiến các nhà quản lý cần phải lưu tâm.          

            Đoàn Xá

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ