A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia: Đừng vì khó quá mà bỏ qua

09:48 | 24/05/2016

Giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh công nhận 317 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia (CQG), trong đó ngành học mầm non (MN)) có số lượng trường đạt chuẩn thấp (50 trường).

 Đáng nói đến nay 2 huyện là Ea H’leo và Krông Búk vẫn chưa có trường MN đạt chuẩn.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, ngành học MN đã được quan tâm đầu tư hơn. Với sự “vào cuộc” của Trung ương, chính quyền địa phương và sự nỗ lực của từng trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, đội ngũ giáo viên đã được cải thiện, tỉnh ta đã hoàn thành chương trình phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi đúng kế hoạch. Tuy nhiên, hiện toàn bậc học MN còn 412 phòng học tạm bợ (chủ yếu là phòng học dành cho lứa tuổi 3-4 tuổi) phải mượn hội trường thôn, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng cho trẻ học, thiếu 1.073 giáo viên. Theo báo cáo của Sở GD-ĐT mới đây, trong các bậc học, ngành MN có tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn thấp nhất (98,91%, trong khi đó bậc tiểu học đạt 99,64%, còn bậc THCS, THPT và GDTX đều đạt 100%); tỷ lệ phòng học kiên cố của bậc MN đến nay mới đạt 53,74%, trong khi đó bậc TH là 57,95%, THCS 78,34%, THPT 93,26% và GDTX là 94,73%.

4 năm nay, giáo viên Trường Mầm non Họa Mi (xã Tân Tiến, huyện Krông Pắc) phải làm việc ngoài sân trường, nhường phòng làm việc cho các cháu học.

4 năm nay, giáo viên Trường Mầm non Họa Mi (xã Tân Tiến, huyện Krông Pắc) phải làm việc ngoài sân trường, nhường phòng làm việc cho các cháu học.

Theo ông Đoàn Tử Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Ea H’leo, giai đoạn 2011-2015, ngành Giáo dục cùng lúc phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: phổ cập dục MN cho trẻ 5 tuổi và phải xây dựng trường MN đạt CQG. Nhiệm vụ nào cũng khó, nếu không muốn nói là mâu thuẫn. Một mặt vận động phụ huynh cho con đi học để bảo đảm tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi mầm non ra lớp; mặt khác phải nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong lúc ấy cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên của bậc học này còn thiếu và yếu”.

Không nằm trong danh sách “địa phương trắng” trường MN đạt chuẩn, nhưng huyện Krông Bông khá “đau đầu” với vấn đề này. Trên địa bàn huyện còn khoảng 100 phòng học mượn, xuống cấp chủ yếu rơi vào bậc học MN, tiểu học; cá biệt Trường Mẫu giáo Cư Pui có 13 điểm lẻ, do đó việc xây dựng trường MN đạt chuẩn càng khó.

“Sự lo ngại của các địa phương về chỉ tiêu xây dựng trường CQG đối với bậc học MN giai đoạn 2016-2020 là có cơ sở. Song không vì khó mà các địa phương bỏ qua để đạt số lượng trường chuẩn theo kế hoạch, cần dồn sức tháo gỡ khó khăn đối với bậc học MN để nâng tỷ lệ số trường đạt chuẩn từ 17,92% vào cuối năm 2015 lên 40% vào năm 2020. Việc làm này nhằm bảo đảm sự cân đối tỷ lệ trường đạt chuẩn giữa các bậc học, tạo sự công bằng, hướng tới mục tiêu phát triển giáo dục bền vững”, ông Thái Văn Tài, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT nhấn mạnh.          

Gia Nguyên

 

    Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ