A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Người chăn nuôi bớt gánh nặng

13:45 | 23/09/2016

Sau 10 năm phải cõng đủ các loại phí, bị kiểm soát dịch bệnh một cách chặt chẽ đối với trứng gia cầm, ...

... người chăn nuôi giờ đây đã được cởi bỏ gánh nặng bởi các thủ tục kiểm dịch trứng kể từ khi Thông tư 25 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hiệu lực (ngày 15-8-2016). Thông tư này đã mang lại niềm vui lớn cho người sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh trứng gia cầm, song cũng để lại nhiều mối lo cho người tiêu dùng.

Loại bỏ kiểm dịch trứng gia cầm

Theo Thông tư 25 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có hiệu lực từ ngày 15-8-2016 thì trứng gia cầm tươi, trứng muối, trứng bắc thảo và các sản phẩm từ trứng sẽ miễn thủ tục kiểm dịch. Đối với trứng xuất khẩu, nếu có yêu cầu thì vẫn thực hiện kiểm dịch. Điều này cũng có nghĩa rằng, đã hết rồi thời kỳ một quả trứng phải cõng đủ các loại phí khiến cho người chăn nuôi đã khó lại càng thêm khó. Và do phải chịu quá nhiều áp lực trong khâu kiểm dịch, quả trứng gia cầm của bà con nông dân khi lưu thông trên thị trường cũng đã phải chịu sức cạnh tranh không lành mạnh từ khâu trung gian. 

Trước đó, theo phản ánh của các nông hộ, do trứng phải qua thủ tục kiểm dịch nên bà con nông dân muốn bán hàng phải qua khâu trung gian, qua tay các đầu nậu. Đây là những đối tượng có mánh khóe riêng, họ thường nắm được các thông tin đầu nguồn và có thể “lo lót” để giúp người sản xuất có được có được giấy kiểm dịch và được “đóng dấu” an toàn một cách nhanh chóng và suôn sẻ, không mất nhiều thời gian làm thủ tục. Và tất nhiên, đi kèm với sự thuận tiện đó là phải đội thêm chi phí. Đó cũng là lý do, khi quả trứng bị kiểm dịch, thì không ai khác chỉ người chăn nuôi phải chịu thiệt lớn nhất. Nhiều DN cũng cho biết, việc kinh doanh trứng gia cầm của họ gặp rào cản trở lớn vì thủ tục cấp giấy kiểm dịch. Mặc dù phí cấp giấy kiểm dịch không đáng kể, gần đây đã bỏ nhưng để được cấp nhanh, kịp tiến độ giao hàng, doanh nghiệp phải “biết điều” với cán bộ thú y.

Và một thời gian dài, người chăn nuôi, các DN sản xuất, kinh doanh trứng gia cầm khổ sở vì tình cảnh “một quả trứng phải cõng đủ loại phí”. Tuy nhiên, Thông tư 25 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gạt đi gánh nặng phí trên vai quả trứng gia cầm, khi mà vấn đề kiểm dịch được loại bỏ. Một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này cho biết, lâu nay trứng gia cầm bị kiểm soát quá chặt dù không có nhiều mối nguy gây mất an toàn thực phẩm hoặc lan truyền dịch bệnh, nhất là khi dịch cúm gia cầm đã được kiểm soát tốt. Song, theo DN này, từ khi có Thông tư 25 về việc loại bỏ kiểm dịch trứng, hơn một tháng qua, DN hoạt động cũng “dễ thở hơn”, giá trứng trên thị trường không còn bị khâu trung gian thao túng, nên cả DN, nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều  có lợi.

Giá trứng trên thị trường không còn bị khâu trung gian thao túng.

Người tiêu dùng lo ngại

Bà Trương Thị Trà, hộ chăn nuôi gia cầm ở Thường Tín, Hà Nội bày tỏ niềm vui: “Bỏ khâu kiểm dịch trứng, người nuôi chúng tôi giảm bớt nhiều gánh nặng chi phí, giảm cả khâu lo giấy kiểm dịch… trứng là sản phẩm chăn nuôi có khả năng nhiễm dịch bệnh thấp nhất, nên bỏ thủ tục kiểm dịch đi là rất hợp lý”.

Còn bà Tạ Thị Thủy, tiểu thương ở chợ Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: Trước đây, trứng gia cầm phải qua nhiều khâu trung gian nên giá trứng cao, các hộ kinh doanh cũng khó bán, giờ loại bỏ được khâu kiểm dịch có nghĩa khâu trung gian cũng bị loại trừ, giá trứng đến tay người tiêu dùng cũng giảm đi và các hộ kinh doanh tiểu thương cũng dễ bán hàng hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui của các hộ chăn nuôi và các hộ kinh doanh trứng gia cầm, thì phía người tiêu dùng cũng có không ít trăn trở. Nhiều người bày tỏ lo ngại, nếu để trứng gia cầm được lưu thông tự do trên thị trường, liệu có xảy ra bùng phát dịch cúm gia cầm như cách đây 10 năm trở về trước hay không? 

Chị Hà Hồng Mai, người tiêu dùng ở phố Tây Sơn, Hà Nội chia sẻ: “Trước, tôi chỉ chọn mua trứng ở những cửa hàng có giấy đủ chứng nhận về kiểm dịch nhưng bây giờ, không còn kiểm dịch nữa thì làm sao biết đâu là trứng sạch, đâu là trứng của gia cầm bị nhiễm bệnh?”. 

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng bày tỏ lo ngại, không loại trừ trường hợp đây sẽ trở thành lỗ hổng để các đối tượng tuồn trứng không đảm bảo chất lượng vào thị trường với giá rẻ, lúc đó vừa nguy cơ dịch bệnh trở lại, vừa ảnh hưởng đến nhà sản xuất và các DN làm ăn chân chính.

Theo kinh nghiệm chăn nuôi của bà  Trương Thị Trà (Thường Tín, Hà Tây), rất khó phân biệt trứng sạch với trứng bẩn (trứng của gia cầm khỏe với trứng của gia cầm mắc bệnh), do đó, để hạn chế tình trạng trứng trôi nổi, kém chất lượng, nên chăng kiểm soát chặt chẽ từ đàn gia cầm, phòng chống dịch bệnh từ đầu, chứ không nên kiểm soát ở phần ngọn như các nhà quản lý đã làm trước đây. “Bởi vậy, bỏ kiểm dịch đối với trứng là hợp lý, song nhà quản lý cần kiểm soát tốt từ khâu chăn nuôi” – bà Trà đề xuất.    

Nhật Minh

 

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ