A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Phát triển ca cao ở Dak Lak: Nhìn từ một số mô hình thành công

10:01 | 02/10/2014

Dak Lak được đánh giá là vùng giàu tiềm năng để phát triển cây ca cao, chính vì vậy, cộng đồng quốc tế đang tích cực hỗ trợ cho tỉnh để sản xuất ca cao chất lượng.

Theo đó, đã xuất hiện nhiều mô hình ca cao thành công, được nhiều người đến tham quan, học tập.
"Muốn thành công, phải siêng năng”, đó là câu nói cửa miệng của hầu hết nông dân phát triển thành công cây ca cao. Bởi theo lý giải của họ, loại cây này không giống với các loại cây trồng khác như cà phê, tiêu, điều… là chăm sóc, thu hoạch theo mùa vụ, còn cây ca cao thì ngược lại, do đặc điểm thu hoạch trái quanh năm và khá nhạy cảm với sâu bệnh hại nên buộc người dân phải có mặt thường xuyên trong vườn tối thiểu 2-3 ngày một lần để vệ sinh vườn cây, nhanh chóng loại bỏ những trái hư, thối, đồng thời phát hiện sớm dấu hiệu của các loại bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Muốn làm tốt điều này thì nông dân tự trang bị cho mình những kiến thức kỹ thuật cơ bản về chăm sóc vườn cây ở các giai đoạn là không thể thiếu. 

Ông Hứa Văn Nghiệp (bìa trái) đang trao đổi với cán bộ kỹ thuật  về sâu bệnh hại trên trái ca cao.

Ông Hứa Văn Nghiệp (bìa trái) đang trao đổi với cán bộ kỹ thuật về sâu bệnh hại trên trái ca cao.

Theo chị Hoàng Thị Thu Hiền, ở thôn Tân Hưng (xã Ea Knuêk, huyện Krông Pak), trồng ca cao không cần tốn nhiều lao động như cà phê, chỉ cần trong nhà có một lao động chuyên là có thể quản lý được 1 - 2 ha. Ngoài việc phải am hiểu về kỹ thuật, chăm sóc đúng quy trình, nhất là phải tỉa cành, tạo tán để vườn cây thông thoáng, phun thuốc phòng bệnh trước, trong và sau mùa mưa, dọn vệ sinh vườn… thì vấn đề cần thiết nhất ở người trồng ca cao là phải siêng năng, phải ở ngoài vườn liên tục, đặc biệt là trong mùa mưa và thời điểm cây ra trái non, để kiểm soát, hạn chế tối đa trái non bị bệnh thì năng suất mới vượt trội. Hiện gia đình chị Hiền có 7,2 sào ca cao trong giai đoạn kinh doanh (tương đương 720 cây), năng suất đạt từ 2 - 2,2kg hạt khô/cây, sản lượng năm 2013 đạt 1,4 tấn khô. Với giá bán 60.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, chị thu về khoảng 60 triệu đồng. Vườn cây của chị được các chuyên gia ca cao đánh giá cao về năng suất, chất lượng, và được nhiều nông dân đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm, dự kiến năm 2014 năng suất đạt 2,5kg/cây.

Cùng suy nghĩ như chị Hiền, anh Hứa Văn Nghiệp ở thôn 4 (xã Ea Sar, huyện Ea Kar) chia sẻ, cây ca cao không dành cho người lười biếng, không thể thành công nếu chỉ trồng xuống rồi bỏ đó đợi đến khi thu hoạch, mà phải siêng năng, chịu khó, phải đầu tư, chăm sóc ngay từ giai đoạn kiến thiết ban đầu. Mỗi ngày, bà con phải ra vườn kiểm tra xem bọ xít, sâu hại có gây hại vườn cây không; phun thuốc, tỉa cành, bón phân đúng quy trình, thời điểm, trong mùa mưa phải kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện kịp thời bệnh thối trái và thân nhằm xử lý tốt, tránh lây lan ra cả vườn gây thiệt hại đến năng suất. Trồng ca cao từ năm 2007, đến nay gia đình anh Nghiệp đã có 1 ha, trong đó có khoảng 6 sào cho thu hoạch, sản lượng năm 2013 đạt 1,5 tấn khô. Cũng theo anh Nghiệp, so với trồng hoa màu trước đây thì cây ca cao đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều, với giá bán hiện nay (trên dưới 60.000 đồng/kg) thì bà con yên tâm đầu tư phát triển ca cao. Thời gian tới, gia đình anh sẽ tiếp tục đầu tư vào cây ca cao và trồng thêm 1 ha nữa. Ông Nguyễn Bá Dũng, cán bộ tư vấn kỹ thuật cho Dự án hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững tại Việt Nam cho biết, phần lớn nông dân trồng ca cao trên địa bàn Dak Lak đều được hướng dẫn kỹ thuật ngay từ đầu, tuy nhiên, bà con phải ứng dụng những kiến thức đã học trên vườn cây của mình để hình thành tư duy sản xuất mới như ghi chép nhật ký nông hộ, theo dõi lịch bón phân, tình hình sâu bệnh, phòng bệnh cho cây… mới mang lại hiệu quả tốt cho vườn cây.

Theo Sở NN-PTNT, Dak Lak có khoảng 2.500 ha ca cao, năng suất đạt khoảng 12 tạ/ha, sản lượng đạt trên 1.400 tấn khô. Một số huyện có diện tích ca cao lớn, đang đem lại hiệu quả kinh tế khá cao như: Krông Ana, Ea Kar, Lak… Mặc dù là loại cây phát triển sau, phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng ca cao lại có lợi thế hơn các loại cây công nghiệp khác là có quy hoạch và chất lượng giống tốt ngay từ đầu, đồng thời nông dân bắt đầu hình thành được thói quen làm theo đúng quy trình kỹ thuật để sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất đáp ứng yêu cầu của nhà thu mua. Hiện thị trường ca cao đang phát triển, giá tương đối cao và ổn định nên đã có sức hút đối với nông dân, diện tích bắt đầu có xu hướng tăng thêm ở các huyện Buôn Đôn, Lak, Ea H’leo, Ea Kar. Tuy nhiên, trước mắt và về lâu dài vẫn phải đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật trên diện rộng từ khâu chăm sóc, thu hoạch đến lên men, bảo quản… để người trồng phải biết được kỹ thuật tốt nhất ngay từ đầu, như vậy cây ca cao mới phát triển bền vững.

Thuận Nguyễn

    nguồn: Baodaklak.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ