A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Nông dân xã EaH’Đing giảm chi phí sản xuất từ mô hình ủ phân vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp

07:39 | 20/12/2013

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn xã EaH’Đing đã có nhiều cách làm hay và hiệu quả để giảm bớt chi phí đầu tư trong sản xuất

Một trong những cách làm đem lại hiệu quả nhất là “biến” các phế phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh. Theo đánh giá của Hội Nông dân xã, với cách làm này thì người nông dân sẽ giảm được chi phí đầu tư phân bón từ 20 – 25 %.
 
Với 1,8 ha cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh, hàng năm lượng vỏ cà phê thải ra môi trường của gia đình ông Nguyễn Ngọc Thành ở buôn Tar xã EaH’Đing khá nhiều. Trước đây, lượng vỏ này được gia đình ông bón trực tiếp vào gốc cà phê. Cách bón này chỉ có tác dụng làm cho đất tơi xốp, còn bây giờ khi đã áp dụng mô hình ủ phân vi sinh ông Thành đã có thể tận dụng được lượng vỏ cà phê này để ủ thành phân hữu cơ, bổ sung tốt nguồn dinh dưỡng cho cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình… Với hơn 3 tấn vỏ cà phê khô của gia đình, sau 3 - 3,5 tháng ủ, gia đình ông Thành sản xuất được khoảng 2 tấn phân hữu cơ vi sinh, với kinh phí khoảng 1,4 triệu đồng/tấn, trong khi đó hiện nay trên thị trường 1 tấn phân hóa học có giá từ 3 - 5 triệu đồng. Hàng năm, ngoài lượng vỏ cà phê của gia đình ông còn mua thêm hàng chục tấn vỏ cà phê khô về ủ phân vi sinh. Ông Nguyễn Ngọc Thành – buôn Tar, xã Ea H’Đing cho biết: “Hàng năm, với hơn 3 tấn vỏ cà phê khô của gia đình, cộng với ít kinh phí mua phân chuồng, men vi sinh, cộng thêm một số chất khác như: vôi, đường, đạm, lân, ka li sau khoảng 03 tháng ủ gia đình tôi đã sản xuất được khoảng 2 tấn phân hữu cơ vi sinh, với kinh phí 1,4 triệu đồng/tấn, trong khi đó hiện nay trên thị trường 1 tấn phân hóa học có giá từ 3 - 5 triệu đồng mà chất lượng lại không tốt hơn phân vi sinh. Hàng năm, ngoài số vỏ của gia đình tôi còn mua hàng chục tấn vỏ cà phê khô nữa về ủ. Nói chung với cách làm này đã làm lợi cho gia đình tôi khoảng 25% chi phí đầu tư cho sản xuất….”.  
           
Thấy hiệu quả từ mô hình ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê đem lại, ba năm trở lại đây gia đình anh Đàm Văn Thắng ở buôn Tar cũng đã mạnh dạn tận dụng lượng phế phẩm của 600 cây cà phê để ủ phân vi sinh. Cách làm này cũng đã giúp gia đình anh hạn chế được chi phí đầu tư và nâng cao năng suất cho cây trồng. Anh Đàm Văn Thắng ở  buôn Tar, xã EaH’Đing cho biết: “Việc áp dụng mô hình ủ phân vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp đem lại hiệu quả rất lớn. Với 600 cây cà phê, hàng năm thải ra môi trường khoảng 1,3 tấn vỏ khô, số vỏ này trước đây tôi thường gom lại để đốt, không những gây lãng phí mà nó còn gây ô nhiễm môi trường. Khi áp dụng mô hình ủ phân vi sinh tôi đã có thể tận dụng được lượng vỏ này, biến chúng thành nguồn phân tốt cho cây trồng, giảm được đáng kể nguồn phân hóa học nhưng năng suất của nó vẫn không giảm mà con tăng đáng kể. Với 600 cây cà phê gia đình tôi thu được 2,3 tấn, tăng 8 tạ so với trước đây”.

Xã EaH’Đing là một trong những địa phương có diện tích đất nông nghiệp lớn trên địa bàn huyện. Hiện toàn xã có 3.719 ha đất nông nghiệp nên hàng năm số lượng phế phẩm nông nghiệp thải ra môi trường rất lớn. Để giúp bà con nông dân tận dụng được lượng phế phẩm này một cách hữu ích nhất, trong những năm qua Hội Nông dân xã đã tích cực phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh từ các phế phẩm nông nghiệp. Đến nay trên địa bàn xã có hàng trăm hộ gia đình đã thực hiện mô hình ủ phân vi sinh. Riêng trong năm 2013, từ 6.000 tấn vỏ cà phê và các phế phẩm nông nghiệp, nông dân xã EaH’Đing đã sản xuất được 3.700 tấn phân hữu cơ vi sinh, trị giá khoảng 1,3 tỷ đồng. 

Có thể nói, mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh từ các phế phụ phẩm nông nghiệp không chỉ giúp người nông dân giảm thiểu được chi phí đầu tư trong sản xuất mà còn mở ra một hướng đi bền vững cho việc xử lý chất phế thải trong nông nghiệp. Mô hình này rất cần được nhân rộng trong thời gian tới.

   S.Pa
 

 

    Nguồn: cumgar.daklak.gov.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ