Đổi ngành khi đang học ĐH được không?
07:46 | 16/01/2019
Không ít sinh viên sau một thời gian học ĐH mới nhận ra mình không phù hợp và muốn chuyển ngành. Tuy nhiên, quy chế hiện nay chưa linh động để cho phép sinh viên được chuyển
TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cho biết hằng năm có dăm ba chục sinh viên đề nghị xin chuyển ngành. Tuy nhiên, đó mới là bề nổi bởi con số hàng trăm sinh viên nghỉ học, bị buộc thôi học mỗi năm cũng có nguyên nhân từ việc chọn nghề không phù hợp.
Trượt dài vì chọn sai ngành
Cuối năm 2018, các trường ĐH ở TP HCM công bố danh sách hàng trăm sinh viên bị buộc thôi học do có kết quả học tập kém. Đây là những sinh viên có điểm trung bình chung tích lũy quá thấp, không đủ điều kiện tiếp tục theo học.
Sinh viên nhập học vào Trường ĐH Kinh tế TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Tại Trường ĐH Luật TP HCM, trong danh sách 169 sinh viên các lớp chính quy văn bằng 1 và 2 dự kiến bị cảnh báo học vụ, đình chỉ 1 năm hoặc buộc thôi học có 71 sinh viên có thể bị buộc thôi học vì kết quả học tập yếu kém. Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, số sinh viên bị buộc thôi học gần 450; tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, trường này cũng mới cảnh báo học vụ đối với gần 400 sinh viên có điểm tích lũy trong suốt 2 học kỳ thấp; tại Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, gần 130 sinh viên buộc thôi học...
Trong số sinh viên nghỉ học hay bị buộc thôi học có người đã vượt quá thời gian đào tạo (8 năm), có những người có tâm lý "đã vào ĐH kiểu gì cũng sẽ được tốt nghiệp" rồi với tâm lý đó đã "trượt dài", không gượng dậy được. Cũng có nhiều người chán nản việc học do chọn ngành không phù hợp.
ThS Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng Phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng chọn đúng ngành để học đối với sinh viên là hạnh phúc. Tuy nhiên, có khá nhiều sinh viên đã không chọn đúng ngành phù hợp do công tác định hướng, giáo dục nghề nghiệp ở bậc phổ thông nhìn chung chưa tốt; mặt khác, những quy định về tuyển sinh trong 2 năm 2015 và 2016 khiến thí sinh chạy đua để trúng tuyển hơn là để trúng vào ngành phù hợp với bản thân.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho rằng nhiều bậc cha mẹ vẫn định hướng nghề nghiệp cho con vào nghề mình thích mà không cần biết nó có phù hợp với con không. Vậy nên, khi vào học được một thời gian thì sinh viên nhận ra mình không phù hợp, sinh ra chán nản, việc học vì thế sa sút.
Dễ phá vỡ cơ cấu nhân lực
Tại hội thảo khoa học liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp do Trường ĐH Kinh tế TP HCM cùng Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM tổ chức mới đây, PGS- TS Cao Hào Thi, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, đề nghị các trường cần linh hoạt cho sinh viên chuyển đổi ngành.
Theo ông Thi, học sinh khi làm hồ sơ đăng ký xét tuyển ĐH đều xuất phát từ sở thích chứ chưa biết mình có phù hợp với ngành nghề đó hay không. Do vậy, không ít sinh viên sau một thời gian học ĐH mới nhận ra mình không phù hợp với ngành đang học và muốn chuyển ngành.
Tuy nhiên, không phải lúc nào sinh viên muốn là được vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố. TS Trần Đình Lý cho biết để được chuyển ngành, sinh viên cần phải đáp ứng các quy định do từng trường cụ thể đặt ra, như ngành chuyển đến còn chỉ tiêu, điểm trúng tuyển đầu vào ĐH không thấp hơn điểm chuẩn của ngành, phù hợp sở thích nghề nghiệp...
ThS Nguyễn Văn Đương cho rằng dù biết nhu cầu chuyển ngành của sinh viên là rất chính đáng nhưng nếu cho chuyển thì có thể có ngành có cả ngàn sinh viên học khiến trường không có đủ năng lực để tổ chức. Ngoài ra, nó có thể phá vỡ cơ cấu nhân lực. Có ngành lúc nào "hot" nhưng 5-6 năm sau lại không còn hấp dẫn.
Ông Đương cũng cho biết ở Trường ĐH Kinh tế TP HCM trước đây quy định 1 mức điểm đầu vào cho thí sinh và sinh viên sau khi học 1 năm rưỡi sẽ cho chọn ngành tùy thuộc vào kết quả học tập. Tuy nhiên, sau thời gian này, nhiều sinh viên không được chọn ngành thích nên nhiều trường hợp nghỉ học, chuyển trường.
Sinh viên được đăng ký học 2 ngành
Đáp ứng nhu cầu chuyển ngành của sinh viên, nhiều trường cho sinh viên đăng ký học ngành 2 (ngành sinh viên muốn chuyển đến) với điều kiện sinh viên duy trì được kết quả học tập tốt ở chương trình bằng 1. Khi học ngành 2, sinh viên được miễn những môn học tương đương với chương trình ở ngành 1.
Huy Lân
Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn).
CÁC TIN KHÁC
- Lương giáo viên cao như công an, quân đội? (18/01/2019)
- Bế mạc Hội thao Giáo dục quốc phòng - An ninh học sinh THPT tỉnh lần thứ V, năm học 2018 – 2019: Trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng đoạt giải Nhất toàn đoàn (17/01/2019)
- Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi: Sát thực tiễn, sẽ tăng tính khả thi (17/01/2019)
- Đắk Lắk học sinh được nghỉ Tết Kỷ Hợi 11 ngày (17/01/2019)
- Đánh giá học sinh trước áp lực thành tích: Liệu có khách quan? (16/01/2019)
- Thủ tướng phê duyệt Đề án tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên (15/01/2019)
- Trường Tiểu học Ea Bung được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 (15/01/2019)
- Học sinh không chọn, giáo viên địa lý, lịch sử có thất nghiệp? (15/01/2019)
- Đoàn Trường THPT Trần Hưng Đạo: Sôi nổi các hoạt động giúp đỡ học sinh nghèo (15/01/2019)
- Tuyển sinh đại học 2019: Cân nhắc nguyện vọng (15/01/2019)
- Tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ trong học đường (15/01/2019)
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh 5000 chỉ tiêu trong đó 5% chỉ tiêu dành cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: 5% trong 5000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học 2020 cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
- Trường Đại học Tây Nguyên xét tuyển bổ sung gần 700 chỉ tiêu
- Nhiều cơ hội cho thí sinh với nguyện vọng bổ sung
- Rối bời tuyển sinh cao đẳng sư phạm
- Học tiếng Nhật miễn phí hè 2017 tại Đắk Lắk
- Nối lại đường bay Buôn Ma Thuột – Đà Nẵng: Mở ra nhiều cơ hội
- Kiến tạo không gian mở cho đô thị Buôn Ma Thuột
- Triển khai hiệu quả công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột
- Ðịnh hình đô thị xanh cho Buôn Ma Thuột
- Đắk Nông hỗ trợ nông dân thu hoạch cà phê hiệu quả
- Giữ không gian xanh trong phố
- Dự án khu đô thị chặn mương thoát nước, hàng chục hộ dân khốn khổ vì ngập
- Giá cà phê bật tăng đầy bất ngờ
- Huyện Krông Bông: Nhiều cầu treo xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn
- Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các khu vực xung yếu
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN