A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi: Sát thực tiễn, sẽ tăng tính khả thi

08:02 | 17/01/2019

Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đang tiếp tục được lấy ý kiến nhân dân trước khi trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 7 diễn ra vào tháng 5/2019.

Khi giáo viên thực sự yêu nghề sẽ gắn bó với nghề hơn.

Theo thống kê của Bộ GDĐT, tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 800.000 ý kiến từ cán bộ quản lý giáo dục các cấp, nhà giáo, phụ huynh học sinh, người học… đóng góp cho Dự thảo luật. Dẫu thế, một yêu cầu cũng được đặt ra, việc tiếp thu đóng góp ý kiến cần thấu đáo, để khi Luật được ban hành sẽ đảm bảo tính khả thi.. 

Băn khoăn đầu tư có yếu tố nước ngoài

Mới đây nhất, ngày 15/1 tại Hà Nội,  Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức họp bàn về một số nội dung liên quan đến Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Trong khuôn khổ của cuộc họp, Ủy ban nêu lên 5 nhóm vấn đề cần có ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư là: Quy hoạch mạng lưới; chính sách ưu tiên cho giáo dục đào tạo; xã hội hóa giáo dục; giáo dục có yếu tố nước ngoài; quản lý kế hoạch, trong đó có mối quan hệ dọc - ngang giữa các bộ, ngành. Tại cuộc họp, ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban đặt vấn đề, các nội dung nêu trên, có cần quản lý riêng hay không và nên thực hiện theo Luật nào - Luật Đầu tư hay Luật Giáo dục (sửa đổi) sau này, nhất là vấn đề giáo dục có yếu tố nước ngoài.

Ông Vũ Đại Thắng - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Bộ sẽ có tổng hợp các dự án đầu tư nước ngoài vào giáo dục để báo cáo Ủy ban. Theo ông Thắng, về nguyên tắc áp dụng luật thì thực hiện theo Luật Đầu tư. Luật Đầu tư quy định thành lập bước đầu tiên, chẳng hạn như: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, còn các bước sau do Luật Giáo dục quy định. Còn theo ông Phan Thanh Bình, cần phải  nghiên cứu kỹ hơn quy định này, sau đó báo cáo Thường vụ Quốc hội. Ông Phan Thanh Bình đề nghị, liên quan các quy định về chính sách đầu tư, cần làm rõ về trách nhiệm của các Bộ, trong đó có Bộ GDĐT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung giáo dục có yếu tố nước ngoài. 

Đại diện Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng đề nghị Bộ Tài chính có ý kiến về một số vấn đề như: Quy định bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước; chính sách và ưu tiên phân bổ ngân sách; quy định về học phí; phụ cấp giáo viên và ưu đãi thuế cho hoạt động giáo dục...

Đề xuất ưu đãi đối với giáo viên 

Ông Nguyễn Đức Cường- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GDĐT) cho biết: Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) gồm 10 chương, 121 điều; trong đó sửa đổi, bổ sung 75 điều (tăng 1 chương, 1 mục so với Luật hiện hành; tăng 1 chương, sửa đổi bổ sung 39 điều so với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5).

Trong quá trình góp ý cho Dự thảo Luật này, GS.TS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH,CĐ Việt Nam đề xuất lương giáo viên phải được xếp ngang với lương của lực lượng vũ trang chứ không chỉ cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Ông cho rằng, giáo dục có một sứ mệnh đặc biệt quan trọng, là quốc sách hàng đầu nên không có lý do gì không đặt ra điều này. Đơn cử như hiện nay, Việt Nam có rất nhiều người giỏi ra nước ngoài rồi không về và một trong những lý do họ đưa ra là lương và điều kiện làm việc không đáp ứng được và không giúp họ phát triển. Chỉ  khi được đãi ngộ đúng mức sẽ tạo được động lực, sức hấp dẫn cho nghề giáo và lúc đó ngành giáo dục sẽ tự sàng lọc, lựa chọn được người thực sự giỏi vào ngành. Đi kèm chế độ đãi ngộ như vậy tất nhiên tiêu chí đặt ra đối với nhà giáo sẽ cao hơn, buộc giáo viên luôn phải nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất.

Tuy nhiên, GS.TS Trần Hồng Quân cũng nhìn nhận khi đặt ra yêu cầu mức lương giáo viên ngang với lực lượng vũ trang thì xã hội sẽ đặt ra vấn đề ngân sách như thế nào. Để giải quyết vấn đề này có thể bằng việc tiếp tục xã hội hóa, mở rộng thêm các trường ngoài công lập để giảm gánh nặng bao cấp của Nhà nước.

Dẫu thế, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, đề xuất của GS.TS Trần Hồng Quân là khó khả thi. Bởi hiện nay giáo viên thì đông, nếu tăng bằng lương của lực lượng vũ trang thì gây sức ép cho ngân sách nhà nước. Theo TS Vũ Thu Hương- Khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, đề xuất này không khả thi ở chỗ, cả nước có  hơn 2 triệu giáo viên, nếu tăng lương mỗi giáo viên lên một đồng thôi đã áp lực rất lớn lên ngân sách rồi, không thể thực hiện. Mặt khác việc tăng lương giáo viên lên bằng lực lượng vũ trang, cũng thật khó để kỳ vọng làm cho nền giáo dục tốt lên được. Nhưng nếu như đánh giá giáo viên bằng thực chất, bằng sự tiến bộ của học sinh thì không thể giả dối được. Khi mọi thứ rõ ràng, khi đứa trẻ tiến bộ, thì phụ huynh cảm nhận được. Khi giáo viên nhận được sự kính trọng trong nghề, họ sẽ yêu nghề, sẽ gắn bó với nghề hơn.    

Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), PGS.TS Đặng Bá Lâm -  Hiệp hội Các trường ĐH,CĐ cho rằng, hướng nghiệp là trách nhiệm của hệ thống giáo dục, còn chọn luồng giáo dục là quyền của người học, dựa trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Vì vậy, không nên quy định cứng nhắc về phân luồng. 

Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), PGS.TS Đặng Bá Lâm -  Hiệp hội Các trường ĐH,CĐ cho rằng, hướng nghiệp là trách nhiệm của hệ thống giáo dục, còn chọn luồng giáo dục là quyền của người học, dựa trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Vì vậy, không nên quy định cứng nhắc về phân luồng. 

Theo ông Nguyễn Đức Cường- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GDĐT), Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) gồm 10 chương, 121 điều; trong đó sửa đổi, bổ sung 75 điều (tăng 1 chương, 1 mục so với Luật hiện hành; tăng 1 chương, sửa đổi bổ sung 39 điều so với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5). Góp ý cho Dự thảo Luật này, GS.TS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH,CĐ Việt Nam cho rằng giáo dục có một sứ mệnh đặc biệt quan trọng, là quốc sách hàng đầu nên giáo viên cần được đãi ngộ đúng mức. Điều đó sẽ tạo được động lực, sức hấp dẫn cho nghề giáo và lúc đó ngành giáo dục sẽ tự sàng lọc, lựa chọn được người thực sự giỏi vào ngành. Tất nhiên, đi kèm chế độ đãi ngộ thì tiêu chí đặt ra đối với nhà giáo sẽ cao hơn, buộc giáo viên luôn phải nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất.

Dung Hòa

    nguồn daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Tháng 10

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ