A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

“Nhất mắc ca” ai được lợi

10:14 | 14/04/2015

Cho đến nay, chưa có con số thống kê chính thức về tổng sản lượng dưa hấu của Việt Nam, nhưng chắc cũng vào hàng nhất thế giới. Cao điểm, mỗi ngày tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) chỉ thông thương được trên 300 xe dưa,...

...  trong khi lượng đổ về gần 800 xe. Bài toán bán cho ai liệu có trở thành tương lai gần cho những hạt mắc ca, đang được thổi lên thành cây tỷ đô không chỉ trên đất Tây Nguyên mà còn nhiều tỉnh thành khác. Ai sẽ được lợi trong “làn sóng” này?.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 6/4/2015 nêu: Cây mắc ca được trồng thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 1994. Từ năm 2002, đã xây dựng được 20 mô hình khảo nghiệm giống với tổng diện tích 35ha trên 16 tỉnh, trong đó 30ha đã ra quả.

Dựa trên kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, cây mắc ca có khả năng phát triển tại các điểm trồng, nhưng tỷ lệ đậu quả, sản lượng quả khác nhau. Ở mô hình khảo nghiệm có quả thì sản lượng hạt tươi cao nhất vào năm thứ 10 đạt 17,5 - 21,5 kg/cây, tương đương 3,9 - 4,7 tấn/ha/năm; thấp nhất đạt 9,4 - 12,4 ha/cây, tương đương 1,9 - 2,5 tấn/ha/năm. Một số địa điểm cây không đậu quả. Trên cơ sở này, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã công nhận 10 giống mắc ca.

Mắc ca được

Mắc ca được "đồn thổi" là cây tỷ đô và được người dân Tây Nguyên trồng ồ ạt.

Trong khi cơ quan quản lý Nhà nước còn dè dặt với loại cây công nghiệp mới này thì tại địa bàn Tây Nguyên đã có hiện tượng người dân đua nhau trồng mắc ca. Sở dĩ có hiện tượng này do một số nguyên nhân: Giá bán trên thị trường của loại quả này rất cao, thường trên 300 ngàn đồng/kg quả tươi, nếu mua nhân không, giá lên tới gần một triệu đồng/kg; Nguyên nhân thứ hai là do lời đồn phóng đại, phong mắc ca thành “Nữ hoàng tỷ đô” với nhiều công dụng: thực phẩm dinh dưỡng cao, mỹ phẩm...

Một lý do khác khiến người dân đổ xô tự trồng ồ ạt là Tập đoàn Him Lam và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) triển khai dự án cùng nông dân trồng mắc ca. Theo đó, LienVietPostBank cho vay vốn. Người dân được vay vốn trồng mắc ca trên đất của mình. Tập đoàn Him Lam tổ chức hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp giống, mua, chế biến, bán trong nước và xuất khẩu.

Thông tin với báo chí, LienVietPostBank cho biết: sẽ dành khoảng 22.000 tỷ đồng nguồn vốn cho người dân vay để trồng mắc ca. Với số tiền này, người dân có thể mua giống và trồng được trên diện tích gần 200 ngàn ha.

Hiện tại, Australia là nước trồng nhiều mắc ca nhất với diện tích khoảng 17 ngàn ha (toàn thế giới khoảng 80 ngàn ha). Sản lượng đạt khoảng 45 ngàn tấn, chiếm 28% sản lượng của toàn thế giới và xuất khẩu tới 40 quốc gia. Vì sao, là một đất nước rộng lớn, nguồn vốn dồi dào, nhưng suốt mấy chục năm qua, Australia lại không tăng ồ ạt diện tích trồng cây mắc ca?. Phải chăng do cây mắc ca không đem lại lợi nhuận cũng như giá trị mà lời đồn đại như trong nước ta đang đồn thổi?. Hay đó là “mẹo” để họ giữ giá mắc ca?. Hay mức “cầu” của thế giới cũng ở mức độ?.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm này vẫn còn mơ hồ và hiện vẫn chưa có đánh giá cụ thể về hiệu quả của mắc ca

Thị trường tiêu thụ sản phẩm này vẫn còn mơ hồ và hiện vẫn chưa có đánh giá cụ thể về hiệu quả của mắc ca.

Vậy tại sao Tập đoàn Him Lam và LienVietPostBank lại hào hứng triển khai rầm rộ dự án trồng mắc ca? Những nhà đầu tư lớn này sẽ chịu rủi ro và đạt được lợi nhuận lớn gì trong dự án khủng này? Nếu để ý sẽ thấy chắc chắn họ sẽ nắm chắc phần thắng trong tay, còn rủi ro thuộc về người dân. Bởi lẽ, đồng tiền cần lưu thông, trong khi trong thời điểm này, lượng tiền dồn ứ tại các ngân hàng rất nhiều. Theo quy luật, nếu không xả được tiền thì nguy cơ lỗ của ngân hàng lớn. Việc cho người dân vay, dù là lãi xuất thấp và dài hạn cũng giúp được LienVietPostBank phát triển. Thứ hai, là Tập đoàn Him Lam lãi lớn từ việc bán giống, hỗ trợ kỹ thuật. Thứ ba, là nhà đầu tư sẽ chiếm lĩnh được thị trường mắc ca toàn thế giới với ưu thế về số lượng. Cho dù rớt giá họ cũng vẫn thắng. Còn với người dân thì sao?. Nếu chuyển đổi đột ngột, không trồng xen canh với các loại cây khác, tất cả “chơi một canh bạc mắc ca” thì khi thua lỗ món nợ ngân hàng vẫn phải trả. Sản lượng lớn thì giá lại giảm vì cung vượt cầu.

Nhưng câu hỏi khiến các nhà quản lý cân nhắc nhất là: Đâu là thị trường cho mắc ca?. Và kể cả khi có thị trường rồi thì chưa chắc lợi nhuận đã khủng như dự đoán. Thực tế từ việc phát triển thành thủ phủ cà phê của thế giới trong mấy chục năm qua tại Việt Nam đã chứng minh việc đó. Trồng mắc ca - vì vậy, thực là một việc đáng suy nghĩ!

Từ Khôi

    nguồn: langvietonline.vn

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ