A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Người nghèo không dám… chết!

08:16 | 19/09/2016

Công tác quy hoạch Nghĩa trang nhân dân là một tiêu chí trong xây dưng nông thôn mới, là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống - sinh hoạt của cộng đồng dân cư...

... Nhưng những vướng mắc, tồn tại này vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi trong huyện Krông Năng mà xã Phú Xuân là một điển hình.

Xã Phú Xuân có 32 thôn với dân số trên 20.000 người và là xã đông dân nhất của huyện Krông Năng. Trong những năm qua, xã Phú Xuân luôn đi đầu trong nhiều phong trào của huyện và hiện là một trong hai xã điểm được huyện Krông Năng chọn để xây dựng phong trào nông thôn mới.

Tuy nhiên một tồn tại gây nhức nhối trong nhiều năm qua ở xã đó là công tác quy hoạch khu nghĩa trang thuộc 7 thôn ở khu vực trung tâm xã gồm: Xuân Đoàn, Xuân Hòa, Xuân Thành, Xuân Phú, Xuân Mỹ, Xuân Long và thôn 10. Khu nghĩa trang được khoanh vùng, quy hoạch nằm sau UBND xã, cách Tỉnh lộ 3c khoảng 3 km về hướng Nam, thuộc địa phận thôn Xuân Hòa. Người dân nơi đây thường gọi là nghĩa địa buôn Thu.

Nghĩa địa buôn Thu đã có từ khi thành lập xã với diện tích trên 5 ha, trừ diện tích đã chôn cất (không theo quy hoạch) thì hiện nay vẫn còn từ 2 đến 3 sào đất trống (2.000 đến 3.000 m2) đã bị vài hộ dân lấn chiếm. Diện tích lấn chiếm này lại được cán bộ địa chính xã “phù phép” để hợp thức hóa, UBND xã đã xác nhận và huyện đã cấp sổ đỏ.

Theo ông Nguyễn Văn Chủng, Chủ tịch UBND xã Phú Xuân thì đây là tồn đọng lớn nhất của xã hiện nay. Những lúc họp thôn, khi đi tiếp xúc cử tri, bà con rất bức xúc, phản ảnh việc này rất nhiều…Xã đang lập thủ tục đề nghị huyện hỗ trợ nhằm tháo gỡ những vướng mắc này. Ông Chủng cũng cho biết thêm, trước đây, khi ông Trần Văn Huy còn làm Chủ tịch UBND xã cũng rất cứng rắn trong công tác giải tỏa việc lấn chiếm đất nghĩa trang; Ông Huy đã cho ủi lô, phóng tuyến, trồng cột mốc… Tuy nhiên, công việc xử lý chưa xong thì ông Huy chuyển công tác khác, và các cột mốc cũng… “đi theo ông Huy luôn thể”. Hiện nay, do đất lấn chiếm đã được cấp sổ đỏ nên xã muốn giải tỏa cũng không được.

Hậu quả là người dân của 7 thôn nói trên hiện nay nếu gia đình có người chết thì phải tự đi tìm mua đất quanh đó với giá rất đắt. Bình quân mỗi ngôi mộ phải tốn từ 10 đến 15 triệu đồng (nếu muốn đủ diện tích xây vành mộ). Còn những hộ nghèo thì đành phải chôn người chết trong đất vườn nhà. Nhưng nếu như vậy thì lại không đúng theo quy định. Nhiều hộ dân trong vùng vui miệng nói đùa: “Ở đây người nghèo không dám… chết!”.

Ông Đoàn Văn Sinh, trưởng thôn Xuân Hòa bức xúc: UBND xã có bổ nhiệm ông kiêm chức vụ trưởng ban quản trang nghĩa địa buôn Thu. Tuy nhiên, đất của nghĩa trang đã bị lấn chiếm hết thì cũng chẳng biết phải… quản gì nữa.

Thiết nghĩ UBND xã Phú Xuân, UBND huyện Krông Năng nếu không cương quyết xử lý nhanh chuyện quy hoạch lại nghĩa địa buôn Thu ở khu vực trung tâm xã cho hơn 1.000 hộ dân với trên dưới 6.000 nhân khẩu nơi đây thì Phú Xuân và các xã lân cận sẽ còn bị phá vỡ nhiều khâu quy hoạch khác, đặc biệt là công tác xây dựng phong trào nông thôn mới.  

  Trần Chi

    Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ