A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Khổ vì đông con và tảo hôn

14:02 | 20/09/2016

Buôn Dang (xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo) có 118 nhân khẩu, trong đó 100% là người dân tộc J’rai. Những năm qua, tình trạng sinh đông con và tảo hôn khiến nhiều gia đình mãi luẩn quẩn trong đói nghèo, con cái thất học, lam lũ.

Nghèo đói, thất học

Lấy nhau gần 20 năm, chị Ksơr H’Nan và anh Rchăm Y Piu  đã sinh tới 11 người con, trong đó đứa lớn nhất năm nay 18 tuổi, đứa nhỏ nhất mới 1 tuổi. Hiện nay, chị H’Nan đang mang bầu đưa con thứ 12!

Đông con khiến cuộc sống gia đình chị H’Nan gặp rất nhiều khó khăn. Cả gia đình chị đang sống trong căn nhà sàn cũ kỹ, xuống cấp. Anh Rchăm Y Piu đi làm thuê, làm mướn khắp nới nhưng gia đình luôn trong cảnh thiếu ăn. Sinh đẻ nhiều lần, vừa bận bịu với việc chăm sóc con vừa bươn chải kiếm tiền nên chị Ksơr H’Nan thường xuyên đau ốm, xanh xao. Những đứa con của anh chị lớn dần lên trong đói khổ và thất học, đứa học cao nhất cũng chỉ mới hết lớp 2.

Chị Rchăm Y Piu và những đứa con trong ngôi nhà sàn xuống cấp.

Chị Rchăm Y Piu và những đứa con trong ngôi nhà sàn xuống cấp.

Không chỉ “nóng” về tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, nạn tảo hôn ở buôn Dang cũng diễn ra khá phức tạp. Năm 2015, buôn Dang có 5 cặp vợ chồng kết hôn chưa đủ tuổi theo Luật Hôn nhân và gia đình. Trên thực tế, số cặp tảo hôn còn nhiều hơn bởi công tác thống kê, kiểm tra từ cấp cơ sở chưa sâu sát, người dân không khai báo hoặc cán bộ cơ sở biết nhưng vẫn bỏ qua. Có thể thấy, hệ lụy tất yếu của những cặp vợ chồng cưới nhau ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” là đói nghèo, con cái sinh ra còi cọc, thất học.

Kmanh H’Sơ La và Nay Y Đuk (sinh năm 1998, ở buôn Treng, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar) yêu nhau khi H’Sơ La mới 15 tuổi. Đến khi H’Sơ La có thai được 7 tháng, không thể giấu được nữa cả hai mới nói chuyện với gia đình và về sống cùng gia đình vợ, không tổ chức đám cưới. Đứa con của họ hiện đã được 5 tháng tuổi. Dù đã lấy nhau nhưng do tuổi còn quá nhỏ nên H’Sơ La và Nay Y Đuk chưa thể tự lo cho cuộc sống riêng của mình mà vẫn phụ thuộc hết vào bố mẹ… 

Bài toán nan giải

Buôn Dang hiện có 180 phụ nữ từ 15-49 tuổi đã sinh nở; trong đó có đến 170 chị sinh con thứ 3 trở lên, phổ biến nhất là 4, 5 con, thậm chí có người sinh 12 người con. Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên năm nào cũng xảy ra và chưa có dấu hiệu giảm xuống.

Theo anh Rchăm Y Klốt, Trưởng buôn Dang cho biết, tảo hôn và sinh đông con đã làm cho cuộc sống của người dân vốn đã nghèo nay lại càng nghèo hơn. Trong buôn hiện có 35 hộ nghèo và 18 hộ cận nghèo, chủ yếu rơi vào những gia đình đông con. Nhiều trẻ em phải bỏ học sớm, lam lũ kiếm sống, tương lai của chúng cũng mù mịt…

Điều đáng nói là trong thời gian qua, cán bộ dân số xã đã phối hợp với Ban tự quản và cộng tác viên dân số của buôn đã tích cực tuyên truyền, tư vấn để người dân buôn Dang thực hiện kế hoạch hóa gia đình, song hiệu quả vẫn còn thấp. Khi tổ chức tư vấn các biện pháp tránh thai thì người dân cũng đến nghe song không áp dụng hoặc áp dụng không đúng cách dẫn đến vỡ kế hoạch. Người dân vẫn phổ biến quan niệm “trời sinh voi, trời sinh cỏ”…        

 Hoài Nam 

 

    Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ