A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Nâng cao giá trị cây bơ: Thực trạng cây bơ Tây Nguyên

08:19 | 16/12/2015

Cây bơ chưa phải là cây trồng chủ lực của các tỉnh Tây Nguyên nhưng với diện tích đã lên đến hàng ngàn ha và đang có xu hướng tăng, đem lại nguồn thu lớn cho nông dân.

Bơ đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân Tây Nguyên

Tuy nhiên do bơ chín tập trung, thu hoạch đồng loạt khiến việc tiêu thụ khó khăn, giá lên xuống thất thường. Làm thế nào nâng cao giá trị cây bơ?

Sản xuất bơ trên thế giới

Cây bơ (Persea americana Mill) là một trong 4 loài cây cho quả có nhu cầu tiêu dùng cao và ngày càng tăng. Trong thập niên 90, tiêu thụ quả bơ bình quân đầu người trên thế giới tăng từ 376g lên 381g/năm tương ứng với nhu cầu tiêu thụ tăng 2-2,3 triệu tấn/năm.

Quả bơ giàu lipit, chất xơ tự nhiên, kali và vitamin E. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy quả bơ ngoài tác dụng cung cấp dinh dưỡng còn có tác dụng giúp sản phụ giảm tỷ lệ sinh con dị tật, chống lại bệnh viêm gan C.

Đặc biệt hơn trong quả bơ có chất glutathion, một hợp chất gồm 3 axit amin có khả năng chống ôxi hóa, ngăn ngừa bệnh tim, ức chế khối u.

Thịt quả bơ hoàn toàn không chứa cholesterol nhưng rất giàu lutein giúp bảo vệ mắt, tránh một số bệnh như đục thủy tinh thể.

Ngoài ra, lipit trong quả bơ là hỗn hợp của những axit béo chất lượng cao W3, W6, W9 nên khẩu phần ăn giàu bơ có thể làm giảm đáng kể “cholesterol xấu” và “cholesterol tổng số”, giảm triglycerides trong huyết tương, có lợi cho bệnh nhân tim mạch, tiểu đường.

Theo thống kê của FAO (2005), có 63 nước sản xuất bơ với tổng diện tích 392,5 ngàn ha, năng suất trung bình 8,2 tấn/ha, tổng sản lượng 3.222 ngàn tấn.

Các quốc gia có sản lượng lớn trên 100 ngàn tấn là Mexico 1.040,4 ngàn tấn, Indonesia 263,6 ngàn tấn, Mỹ 214 ngàn tấn, Colombia 185,8 ngàn tấn, Brazil 175 ngàn tấn, Chile 163 ngàn tấn, Cộng hòa Dominique 140 ngàn tấn và Peru 102 ngàn tấn.

Tuy nhiên nhiều quốc gia dành phần lớn sản lượng cho tiêu thụ nội địa, nhưng cũng có quốc gia xuất khẩu bơ mang lại nguồn thu lớn như Mexico 135,9 ngàn tấn, Chile 113,6 ngàn tấn, Israel 58,3 ngàn tấn, Tây Ban Nha 53,2 ngàn tấn, Nam Phi 28,6 ngàn tấn.

Về năng suất trung bình quả bơ trên thế giới biến thiên rất mạnh, từ 1,3 tấn/ha (Bồ Đào Nha) tăng lên 28,6 tấn/ha (Samoa), nguyên nhân chủ yếu do giống, khả năng thâm canh, phương thức trồng, điều kiện khí hậu.

Tuy nhiên nhìn chung, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và Địa Trung Hải cây bơ cho năng suất cao hơn ôn đới, nhưng chất lượng quả bơ vùng ôn đới và kiểu khí hậu Địa Trung Hải cao hơn vùng nhiệt đới thuần.

Mục tiêu của ngành trồng bơ toàn thế giới là cố gắng nâng cao năng suất lên trên 30 tấn/ha trong điều kiện chuyên canh theo lối công nghiệp bằng các biện pháp như giống và gốc ghép tốt, trồng dày có điều chỉnh mật độ và tạo hình, tưới nước, điều khiển dinh dưỡng giảm rụng quả, bảo vệ thực vật.

Chính vì vậy, phát triển vùng nguyên liệu ổn định, chọn tạo giống và kỹ thuật thâm canh cao đang là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia.

Cây bơ Việt Nam ra sao?

Tại Việt Nam, qua thực tế trồng trọt trên 50 năm cho thấy ở Tây Nguyên với cao độ trên 500 m, cây bơ sinh trưởng tốt, năng suất khá, một số cây chất lượng ngon, được xem là cây đặc sản của vùng và thu nhập từ bán quả bơ có thể lên đến 10 triệu đồng/cây/vụ.

Tuy nhiên hiện nay cây bơ vẫn chưa có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế ở các địa phương vùng Tây Nguyên.

Ngoài những trở ngại như cây bơ do trồng bằng hạt, không được chọn lọc, phân li mạnh hay kỹ thuật chăm sóc chưa được chú trọng dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém thì một trong những yếu tố có tính chất quyết định đó là giá cả thị trường.


Do thu hoạch đồng loạt nên bơ thường mất giá

Với đặc tính bơ là loại quả hô hấp bột phát, chủ yếu dùng để ăn tươi, khó bảo quản do vậy thời điểm chín tập trung, việc tiêu thụ gặp khó khăn dẫn đến giá thấp, trong khi các thời điểm khác giá cả lại rất cao do khan hiếm.

Đây là thực tế cần được tháo gỡ bằng một số giải pháp tổng hợp, trong đó có kỹ thuật chọn lọc, bảo tồn giống, kỹ thuật canh tác…

Vì vậy, để phát triển cây bơ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, vấn đề cấp thiết hiện nay là công tác nghiên cứu chọn giống để rải vụ sản xuất phù hợp yêu cầu thị trường cũng như hướng phát triển trong tương lai.

Về thị trường tiêu thụ, ở thời điểm tháng 7, tháng 8, giá thu mua chỉ đạt trên dưới 10.000 đ/kg. Đây là thời điểm quả bơ chín đồng loạt, mỗi ngày có đến hàng trăm tấn bơ cần được tiêu thụ. 

Thậm chí có lúc nhà vườn không thể tiêu thụ được dẫn đến để rơi rụng và thua thiệt, đây cũng là một lý do hạn chế tình hình sản xuất cây bơ tại Tây Nguyên.

Ngoài lúc chính vụ giá có thấp thì ở những thời điểm khác, đặc biệt vụ bơ muộn chín tháng 10-11, giá rất cao. Trung bình giá bơ biến động từ 30.000-60.000 đ/kg bơ sáp (TP.HCM) và từ 35.000-40.000 đ/kg bơ sáp (Hà Nội).

Theo một kết quả điều tra về chuỗi giá trị bơ tại Đăk Lăk của Công ty Fresh Studio Innovation Asia (Hà Lan), thì hiện nay riêng sản xuất bơ trong nước chưa đủ cung cấp cho thị trường trong nước, hàng năm còn thiếu khoảng trên 100 ngàn tấn quả tươi, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc đang có nhu cầu rất lớn.

Hơn nữa những giống chín sớm và chín muộn còn rất ít nên khó có thể rải vụ quanh năm.

TS Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên:

Trước thực trạng các giống bơ của Tây Nguyên có năng suất thấp, chất lượng không cao, chín tập trung, thu hoạch trong thời gian ngắn khiến giá giảm mạnh. Từ thực trạng trạng trên, năm 1999 Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu về chọn lọc giống bơ mới có chất lượng tốt, năng suất cao, chín nghịch vụ.

 Kết quả đã thu thập, bình tuyển được 61 dòng bơ từ các tỉnh thuộc Tây Nguyên và 12 giống bơ nhập nội có nguồn gốc từ Mỹ.

Trong đó đã chọn lọc được 10 giống bơ gồm TA1, TA2, TA3, TA4, TA5, TA31, TA44, TA47, TA50, TA54 và 2 giống nhập nội có triển vọng Booth 7 và Hass. Các dòng, giống này có năng suất, chất lượng tốt, ổn định, vượt trội, đạt các tiêu chuẩn chọn lọc.

Trong đó có 4 giống bơ TA1, TA3, TA5 và Booth 7 được công nhận cho sản xuất thử, theo Quyết định số 242/QĐ-TT-CCN ngày 19/5/2011 của Cục Trồng trọt.

Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu và đánh giá gần đây nhất cho thấy có 2 giống là TA1 và Booth 7 cho năng suất và chất lượng ổn định ở cả 4 vùng sinh thái Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai và Lâm Đồng.

 

KIM SƠ

    Nguồn: nongnghiep.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ