A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Rào cản doanh nghiệp

13:40 | 11/06/2016

Nhiều doanh nghiệp cho biết, trong khi họ phải chật vật để giữ vững được chỗ đứng trên thương trường thì nhiều quy định, chính sách của cơ quan quản lý như muốn đẩy họ bật ra khỏi những nỗ lực đó.

 Có thể kể ngay ra đây những văn bản như: Thông tư 37 về quy định hàm lượng formaldehyt và amin thơm  đối với các DN dệt may, hay Nghị định 19/2016 về Kinh doanh khí… đang gây nhiều bức xúc cho cộng đồng doanh nghiệp.  
 

Nghị định 19 đang đẩy nhiều doanh nghiệp gas đến bờ vực phá sản.

Doanh nghiệp dệt may, gas kêu trời 

Thông tư 37 quy định về hàm lượng formaldehyt và amin thơm  đối với vải vóc thời gian qua khiến các DN dệt may vô cùng lúng túng. Theo phản ánh của nhiều DN trong ngành, Thông tư 37 sửa đổi Thông tư 32 đang làm rối thêm chứ không giúp DN dễ thở hơn. Đơn cử như quy định về việc hàng mẫu dưới 30 mét phải có kiểm tra về hàm lượng formaldehyt và amin thơm khiến DN mất thêm nhiều thời gian, công sức, chi phí cho phần kiểm tra này. Trong khi, theo phản ánh của lãnh đạo Công ty May 10, một chiếc áo hay một vài mét vải chỉ là hàng mẫu, không có giá trị giao dịch thương mại thì không thể có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Các DN ngành dệt may kêu trời khi cho rằng, Thông tư 37 của Bộ Công thương không hề cải tiến giúp cho DN dễ thở hơn, ngược lại đang đẩy DN vào tình trạng tốn kém thêm chi phí, thời gian vì phải thực hiện thêm những quy định mới của nhà quản lý.

Một chính sách khác cũng đang khiến cho cộng đồng DN dậy sóng. Đó là Nghị định 19 về Kinh doanh khí có hiệu lực từ 15/5/2016 đang gây ra những bức bối cho các DN hoạt động trong ngành này. Trong đó, nội dung khiến DN bất đồng nhiều nhất chính là quy định về việc, mỗi công ty phân phối gas phải có đủ 100.000 bình gas loại 12 kg và bồn chứa tối thiểu 300 m3.

Theo phản ánh của các DN kinh doanh gas, quy định về việc phải có 100.000 bình gas là quá bằng đánh đố DN. Vì hiện nay, phần lớn các DN kinh doanh không có đủ diện tích để chứa được lượng bình gas lớn như vậy.

Đại diện một công ty gas cho biết, nếu Nghị định 19 bắt phải tăng dung tích chứa lên, tăng số lượng vỏ bình, DN sẽ phải bỏ ra 5-7 tỷ để thuê thêm hơn 2.000 m2 mới đáp ứng được điều kiện của Nghị định này. Điều đó cũng có nghĩa, DN phải tăng thêm chi phí, và chi phí ấy sẽ đổ lên vai người tiêu dùng, vì sẽ chẳng có DN nào chịu lỗ cả.

Chủ cửa hàng kinh doanh gas Phú Sỹ (đường Trần Ngọc Quế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cho biết, phần lớn các DN kinh doanh gas hiện nay đều chỉ có một diện tích nhỏ, vì nhu cầu của người dân ở đây cũng không quá lớn, nếu phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định 19 thì chắc chắn rất khó. Vì diện tích để chứa đến 100.000 bình gas là rất lớn. Và chi phí thuê đất, mua bình chắc chắn sẽ đội lên nhiều tỷ đồng. Trong khi đó, hiện nay nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng cũng đã giảm nhiều đối với vật liệu gas, nên nguồn cung đã giảm so với trước. Vậy tại sao phải ép các DN mua một lượng bình lớn như vậy chỉ để không?

Theo phản ánh của các DN kinh doanh gas, quy định phải có 100.000
bình gas quá bằng đánh đố doanh nghiệp. (Ảnh: Hoàng Long).

Tại sao không lắng nghe doanh nghiệp?

Nhiều DN kinh doanh gas cho rằng, Nghị định 19 đang bộc lộ sự thiếu công bằng với các DN nhỏ và vừa, chỉ có những DN lớn mới có thể đáp ứng được và có thể sống khỏe và chính các DN này sẽ được hưởng lợi từ thị phần của họ bỏ lại. Như vậy, vô hình trung, chính sách của nhà quản lý đang mang lại lợi ích lớn cho một bộ phận DN mà bỏ quên lợi ích của các DN nhỏ và vừa. 

Theo Luật DN, các DN hoạt động đúng luật, không phạm pháp, có thể mở rộng thị trường đến đâu thì đầu tư đến đó. Trong khi thị trường của DN còn hạn chế lại bắt đầu tư lớn chẳng khác nào buộc họ phải khai tử.

Trước những yêu cầu khắt khe, nếu không muốn nói là đang gây khó cho cộng đồng DN trong ngành kinh doanh khí, gas, ông Trần Trung Nhật - Giám đốc Công ty Gas Thái Dương (Tây Ninh) cũng bày tỏ bức xúc khi cho rằng, các DN vừa sẽ không thể trụ được theo quy định của Nghị định 19 chứ đừng nói đến DN nhỏ. Theo ông Nhật, nhiều DN thuộc ngành này không thể sống trước quy định về diện tích và số lượng bình gas như Nghị định 19 yêu cầu. Ông Nhật đặt câu hỏi: “Nếu DN vì chính sách mà DN không thể tồn tại, phải phá sản, ai sẽ chịu trách nhiệm đến các khoản nợ nần của ngân hàng và nợ các DN khác, giải quyết công ăn việc làm với người lao động?”.

Trao đổi với Đại Đoàn Kết, một lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, các quy định tại Nghị định 19 không nằm ngoài mục đích để hạn chế tình trạng bát nháo của thị trường gas hiện nay. Thời gian qua, thị trường gas đã phát triển tràn lan, dẫn đến thực trạng nhiều cơ sở, đại lý gas mọc lên, và xảy ra vấn nạn sang chiết gas trái phép, ảnh hưởng không nhỏ đến sự an toàn của người tiêu dùng. Do đó, Nghị định này để siết chặt hơn hoạt động của thị trường gas hiện nay, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Minh Toại - Giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ, cũng cho rằng, Nghị định 19 là đã sửa đổi thay thế Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng là đã “hạ nhiệt” đi rất nhiều những yêu cầu khá khắt khe đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc ngành này tại Nghị định 107. Và chính sách này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc dẹp vấn nạn gas giả, gas nhái trên thị trường đã tồn tại một thời gian dài.

Tuy nhiên, giới chuyên gia kinh tế cho rằng, việc đưa ra các chính sách của nhà quản lý hiện nay  cần phải lắng nghe ý kiến từ phía cộng đồng DN. Đơn cử như Thông tư 37 hay Nghị định 19 nói trên, rõ ràng đang gây ra những phản ứng trái chiều từ phía DN bởi, chính sách không những không tạo điều kiện cho DN kinh doanh tốt hơn mà còn làm khó, làm khổ thêm DN. Bởi vậy, khi xây dựng chính sách, rất cần nhà quản lý phải  trực tiếp nghe, cảm nhận những tâm tư, trăn trở của các DN. Phần lớn các DN ở Việt Nam là DN vừa và nhỏ, việc đưa ra chính sách hay xây dựng quy định cần phải phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, đảm bảo hài hòa lợi ích của các DN, không nên quá cứng nhắc nếu không sẽ đẩy nhiều DN đến đường cùng.  

    Minh Phương - Trung Kiên 

 

 

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ