A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Siết chặt các khoản vay và giảm nợ bảo lãnh

14:32 | 29/11/2017

Trước áp lực nợ công ngày một tăng dần thì quan điểm cũng như hành động siết lại các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh đã được đưa ra rất rõ ràng từ đầu năm 2017.

Động thái này được giới quan sát đánh giá cao, thế nhưng, vẫn rất nhiều quan ngại đặt ra xung quanh việc trả nợ tại các khoản vay được bảo lãnh này.

Hạn chế tối đa việc Chính phủ bảo lãnh vay là giải pháp để kéo giảm nợ công.

Cảnh báo rủi ro 

Thông tin mới nhất được Bộ Tài chính cho biết, trong 2 năm 2016-2017 Thanh tra của Bộ Tài chính đã phối hợp với Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại và các đơn vị thuộc Bộ đã tham gia 10 đoàn giám sát nợ công tại các doanh nghiệp (DN) vay vốn nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, với các dự án có quy mô vốn vay từ 1.200 tỷ đồng đến trên 60.000 tỷ đồng.

Dù danh tính các DN kiểm tra được giấu kín nhưng kết quả thanh tra cũng có những điểm lưu ý nhất định.  

Cụ thể kết quả giám sát nợ công tại các DN vay vốn nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh cho thấy, tuy đã được tái cơ cấu tài chính nhưng các dự án vẫn có rủi ro về khả năng trả nợ khoản vay vì còn phụ thuộc vào hỗ trợ từ các công ty mẹ và chưa thể chủ động tự trả nợ từ nguồn thu sản xuất kinh doanh của từng dự án.

Bộ Tài chính cũng dẫn báo cáo tài chính của công ty có dự án vay vốn Chính phủ bảo lãnh. Mặc dù các công ty con hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu có lãi song khả năng tài chính và nguồn trả nợ còn nhiều khó khăn.

Suất vốn đầu tư của nhà máy cao (chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và các chi phí khác) công nghệ của một số lĩnh vực như xi măng, thủy điện nhỏ chủ yếu là của Trung Quốc.

Vì vậy sản phẩm sản xuất ra khó cạnh tranh trên thị trường nên việc sản xuất cầm chừng, rất khó khăn về tình hình trả nợ vốn vay, nhiều công ty còn mất khả năng trả nợ.

Cũng theo dữ liệu từ Bộ Tài chính, từ 2011 - 2015, số lượng các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh tăng khá nhanh. Tính đến cuối 2015, Chính phủ đã bảo lãnh cho vay 445.121 tỷ đồng, tương ứng 20,8 tỷ USD.

Cũng tính đến hết năm 2015, tổng dư nợ vay nước ngoài của Việt Nam lên tới 1,759 triệu tỷ đồng, tương ứng 80,84 tỷ USD. Trong đó, nợ nước ngoài của Chính phủ lên tới 39,6 tỷ USD, nợ nước ngoài của DN đạt 41,22 tỷ USD.

Nợ dồn cho các “ông lớn”

Phần lớn vốn bảo lãnh Chính phủ chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực điện lực, dầu khí, hàng không và một số dự án xi măng, giấy.

Tại một cuộc họp báo có chủ đề vay bảo lãnh Chính phủ diễn ra vào đầu năm 2017, ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết, những đơn vị được Chính phủ cấp bảo lãnh nhiều nhất là: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines)… Ngoài nhiệm vụ kinh doanh, các DN này cũng đang giữ nhiệm vụ chính trị được giao.

Trong báo cáo do Bộ Tài chính gửi Thủ tướng về việc bảo lãnh vay nợ cho các dự án, chương trình trong năm 2015 cũng cho biết, điện và giao thông là những ngành được bảo lãnh nhiều nhất.

Ví dụ trong năm 2015, việc cấp bảo lãnh Chính phủ tập trung chủ yếu vào chương trình phát triển đội bay của Tổng công ty hàng không, Dự án đường Hồ Chí Minh và đặc biệt là các dự án thuộc sơ đồ điện 7.

Chỉ riêng 4 dự án điện đã lên đến 2,1 tỉ USD. Cũng trong thời gian gần đây, nhiều chuyên gia đã lên tiếng mạnh mẽ về việc trả nợ các khoản vay, do nợ công đang tăng mạnh.

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng, Chính phủ cần có quy định yêu cầu khẩn trương cắt giảm đến mức tối đa việc bảo lãnh vay nợ.

Hiện nay nợ của DNNN do Chính phủ bảo lãnh đã chiếm đến khoảng 18% tổng nợ công của cả nước. Nếu giảm được khoản vay này thì sẽ giảm nợ công, tạo dư địa cho đầu tư phát triển nhiều hơn. 

Đối với các khoản vay của DNNN, Chính phủ chỉ nên bảo lãnh với những khoản nợ vay quốc gia, liên quan đến những khoản đầu tư có tính lan tỏa trong cả nước. 

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nếu vay đầu tư hiệu quả thì không có gì đáng lo. Song trên thực tế, nhiều khoản vay bảo lãnh cho các tổng công ty, tập đoàn làm ăn kém, thậm chí mất vốn, phá sản và phải đẩy nghĩa vụ trả nợ cho nhà nước. Do đó, đặt vấn đề giảm nợ bảo lãnh là cần thiết.

T.Hằng

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ