A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Chấn động: Sử dụng hóa chất tẩy rửa vệ sinh để chế biến nước mắm

10:11 | 13/01/2020

Thanh tra Bộ NN-PTNT đã phát hiện, tiêu hủy hơn 48 tấn Soda công nghiệp (chuyên dùng để sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa vệ sinh) tại một số doanh nghiệp để phục vụ cho sản xuất nước mắm.

Ông Đinh Hữu Thắng - Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành 1 - Thanh tra Bộ NN-PNTT phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra năm 2019. Ảnh: Minh Phúc

Phát hiện sai phạm tại 4 công ty

Theo tài liệu của Phòng Thanh tra chuyên ngành 1 – Bộ NN-PTNT tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 (diễn ra vào chiều 10/1), hiện nay, tình trạng sản xuất, kinh doanh nước mắm còn rất nhiều bất cập trong quản lý chất lượng và quy trình sản xuất.

Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh thanh tra Bộ NN-PTNT, cơ quan quản lý nên sớm ban hành các quy chuẩn về nước mắm để lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ các DN sản xuất nước mắm quy mô, đầu tư bài bản, nghiêm túc.

Hôi nghị tổng kết công tác thanh tra năm 2019 của Thanh tra Bộ NN-PTNT. Ảnh: Minh Phúc

Trong năm 2019, Thanh tra Bộ NN-PTNT và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện một số vi phạm tại 4 công ty sản xuất nước mắm và nước mắm bán thành phẩm trên địa bàn tỉnh An Giang, Vĩnh Long và TP Hồ Chí Minh.  

Sử dụng axit, chất tẩy rửa vệ sinh để sản xuất nước mắm

Theo Phòng Thanh tra chuyên ngành 1 – Thanh tra Bộ NN-PTNT, tại các cơ sở được thanh tra, nguyên liệu dùng trong sản xuất nước mắm gồm dịch bột ngọt của Công ty CP hữu hạn Vedan Việt Nam (dung dịch có tính axit, công bố dưới dạng phụ gia thực phẩm) hoặc dùng dịch nước tôm, dịch bổi cá (nước đầu của việc ủ cá với muối).

Thanh tra Bộ NN-PTNT và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện một số doanh nghiệp sử dụng Soda và nguyên liệu bột ngọt Vedan để sản xuất nước mắm.

Các nguyên liệu này sau khi xử lý được cho chạy qua xác cá ủ chượp (đã loại thải sau khi thu hoạch nước mắm truyền thống). Cuối cùng cho ra các sản phẩm nước mắm bán thành phẩm có độ đạm khác nhau tùy theo việc cô đặc và phụ gia chế biến (có mùi vị của nước mắm).

Nước mắm bán thành phẩm được bán cho các cơ sở sản xuất nước mắm có quy mô lớn, nhỏ khác nhau (trong đó có cả cơ sở nước mắm truyền thống - PV) để tiếp tục sử dụng các chất điều vị, mùi, màu hoặc tiếp tục xử lý, cô đặc để thành các sản phẩm nước mắm có giá trị khác nhau đưa ra thị trường tiêu thụ.

Về nguyên liệu Soda công nghiệp (chuyên dùng cho sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa vệ sinh) được sử dụng để khử axit trong dịch bột ngọt. Theo hồ sơ công bố, dịch bột ngọt có tính axit (pH từ 3 – 4), giá rất thấp, tính cả chi phí vận chuyển chỉ có 500 đồng/lít.

Theo quy trình khử chua, doanh nghiệp đưa khoảng 17.000 lít hỗn hợp gồm 95% dịch bột ngọt, 5% dịch nước tôm và 120kg Na2CO3 (Soda công nghiệp) để trung hòa axit trong dịch bột ngọt, đun bằng hơi nước trong thời gian 40 – 50 giờ, sau đó dung dịch thu được 800 lít nồng độ đạm đạt 25 – 35oN và 700 lít muối.

Sau đó, doanh nghiệp sử dụng 800 lít này cho đi qua cá đã ủ chượp (chủ yếu là xác cá) hoặc bán luôn cho cơ sở sản xuất nước mắm. Bán dịch nước mắm này (còn gọi là nước hoa cà) với giá 7.000 – 9.000 đồng/lít.  

Vi phạm nghiêm trọng

Còn nguyên liệu nước bột ngọt Vedan (nước bột ngọt) là phụ phẩm của quá trình sản xuất bột ngọt của Công ty. Được sản xuất ra ở công đoạn sau kết tinh Acid Glutamic, hóa chất HCl được cho thêm vào để hỗ trợ chế biến.

Ông Nguyễn Văn Tiến - Chánh thanh tra Bộ NN-PTNT. Ảnh: Minh Phúc.

Qua 3 lần tách Acid Glutamich sẽ thu được sản phẩm nước bột ngọt gồm thành phần chính là MSG – Monosodium Glutamte (khoảng 2%), muối NaCl (khoảng 8%), còn lại là nước.

Về điều kiện sản xuất, Thanh tra Bộ NN-PTNT nhận thấy, công ty bị thanh tra không có biện pháp che chắn côn trùng và động vật khác vào khu sản xuất và kho nguyên liệu, bảo quản; không thu gom rác thải, hệ thống cống thải ứ đọng, không trang bị trang phục lao động đảm bảo vệ sinh.

Do đó, thanh tra Bộ đã ban hành 4 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt số tiền 782 triệu đồng với 4 công ty.

Theo đánh giá của phòng Thanh tra chuyên ngành 1 – Thanh tra Bộ NN-PTNT, việc phát hiện một số công ty sử dụng dịch bột ngọt, nước dịch tôm, cá và cacbonat (Na2CO3) là hóa chất công nghiệp để sản xuất và chế biến nước mắm là hết sức nghiêm trọng, vi phạm về an toàn thực phẩm.

MINH PHÚC
Bài viết gốc: https://nongnghiep.vn/chan-dong-su-dung-hoa-chat-tay-rua-ve-sinh-de-che-bien-nuoc-mam-post256335.html

    Nguồn: nongnghiep.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ