Niên vụ cà phê mới: Nông dân đối mặt với nhiều nỗi lo
08:39 | 23/02/2022
Cà phê Tây Nguyên cũng như Đắk Lắk đang bước vào vụ mới. Mặc dù năm nay nguồn nước tưới thuận lợi hơn mọi năm nhưng nông dân lại đối mặt với nhiều nỗi lo do giá vật tư đầu vào tăng cao.
Đang kéo ống tưới nước đợt hai cho gần 2 sào cà phê, bà H’Niêm Arul (buôn Grư, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar) cho biết, so với năm trước, năm nay nước tưới cho cà phê dồi dào hơn do lượng mưa cuối năm nhiều, cộng với thời tiết mát mẻ (tới thời điểm này) nên lượng nước bốc hơi ít, thuận lợi cho nông dân tưới cà phê.
Tuy nhiên, giá vật tư đầu vào để đầu tư cho cây cà phê tăng quá cao, chỉ tính riêng tiền dầu chạy máy tưới nước cho cà phê đã tốn hơn 500 nghìn đồng/đợt tưới, trong khi những năm trước cao nhất cũng chỉ khoảng 300 nghìn đồng/đợt tưới. Không những giá dầu tăng, phân bón cũng tăng giá gấp đôi khiến chi phí đầu tư lớn. Bà H’Niêm Arul lo lắng không biết sản lượng cà phê sẽ như thế nào, giá cả ra sao, nhưng chi phí đầu tư thì tăng chóng mặt.
Bà H’Niêm Arul (xã Cư Suê, huyện Cư M'gar) kiểm tra bình đựng dầu để chạy máy bơm tưới cà phê.
Theo một số nông dân trong vùng cà phê của xã Cư Suê, giá dầu tăng lên gần 20.000 đồng/lít khiến mỗi đợt tưới, các gia đình phải bỏ thêm hàng trăm nghìn thậm chí hàng triệu đồng tùy theo diện tích. Việc giá dầu tăng đúng vào cao điểm tưới cà phê cũng khiến chi phí đầu tư cho niên vụ cà phê mới gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, mặc dù đã sử dụng bơm điện để tưới cà phê nhưng ông Bùi Hữu Dũng (thôn 2, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin) cũng chưa hết nỗi lo. Ông chia sẻ, tuy không phải lo về chi phí dầu bơm tưới, nhưng giá phân bón và các loại vật tư đầu vào cho cây cà phê đầu vụ đang tăng cao khiến ông cũng “đau đầu” khi đầu tư cho 1 ha cà phê trồng xen hồ tiêu.
“Bình quân mỗi năm gia đình đầu tư khoảng 3 tấn phân bón cho vườn cà phê. Giá phân bón hiện đã tăng gần gấp đôi, đồng thời các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng hơn so với năm trước khiến chi phí đầu tư bị đội thêm rất nhiều. Để thích ứng với tình hình vật giá leo thang, gia đình đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác an toàn như kết hợp phân hữu cơ và vô cơ; bón đúng và bón đủ liều lượng; bố trí cây trồng hợp lý (trồng xen canh, trồng cây che bóng); quản lý dịch bệnh tổng hợp trên vườn cây (thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh sớm; chỉ phun thuốc những cây có bệnh chứ không phun hết vườn)… nhằm giảm lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Điều này sẽ giúp giảm bớt chi phí đầu tư”, ông Dũng cho biết thêm.
Nông dân huyện Cư M'gar tưới nước cho vườn cà phê
Theo Phòng NN-PTNT huyện Cư Kuin, từ đầu Tết Nguyên đán đến nay điều kiện nhiệt độ tương đối thuận lợi. Nhiệt độ không tăng cao quá và biên độ nhiệt tương đối ổn định giữa ngày, đêm và nguồn nước tích trữ cho sản xuất nông nghiệp năm nay khá dồi dào.
Vì vậy khả năng cung cấp nước tưới cho các diện tích cà phê tương đối ổn định. Nếu người nông dân áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm, tưới cân đối để duy trì nguồn nước cho đến cuối vụ thì diện tích cà phê được tưới ổn định không bị thiếu nước trong đợt tưới cuối cùng.
Điều này cũng giúp nông dân giảm bớt lo lắng trong việc đầu tư cho cây cà phê vì tiết kiệm được nhiều chi phí như: công ít, chi phí nhiên liệu ít, nguồn nước tưới ít, nhưng lại bảo đảm không bị thất thoát các nguồn phân bón. Với giá phân bón tăng từ 50 - 70% so với các niên vụ trước thì nông dân phải cần hết sức lưu ý trong vấn đề tưới tiết kiệm để vừa bảo đảm nguồn nước tưới, vừa không bị mất lượng phân bón trong lần tưới tiếp theo.
Theo đánh giá của các chuyên gia, giá cà phê đang có xu hướng tăng cao hơn trong 12 tháng qua, người trồng cà phê trong nước đã có động lực để tăng năng suất bằng cách sẵn sàng đầu tư nhiều hơn cho cây cà phê trong mùa khô về phân bón và nước tưới. Tuy nhiên, các vùng trồng cà phê cần áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trước tình hình giá vật tư đầu vào đang leo thang. |
Hiện Đắk Lắk có 209.955 ha cà phê, sản lượng đạt trên 508.944 tấn/năm, chiếm gần 1/3 tổng diện tích và sản lượng cà phê cả nước. Cà phê là sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội và kim ngạch xuất khẩu hằng năm của tỉnh. Do đó cà phê ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của đại đa số người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng các loại vật tư đầu vào tăng cao khiến chi phí đầu tư sản xuất nông nghiệp tăng theo. Nhiều người dân lo lắng, giá cả các mặt hàng tiếp tục tăng thì sẽ lỗ khi đầu tư, chăm sóc cây cà phê.
Trước tình trạng trên, ngành NN-PTNT khuyến cáo, nông dân cần áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến để tiết kiệm thời gian tưới nhằm giảm chi phí tiền xăng dầu và điện. Đồng thời tăng cường sử dụng phân hữu cơ (làm từ các phụ phế phẩm nông nghiệp) để bón cho cây trồng, thay thế một phần các loại phân hóa học để giảm chi phí và góp phần cải tạo đất, giúp cây trồng sinh trưởng tốt.
Minh Thuận
Bài viết gốc: https://baodaklak.vn/kinh-te/202202/nien-vu-ca-phe-moi-nong-dan-doi-mat-voi-nhieu-noi-lo-aac01f5/
Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”
CÁC TIN KHÁC
- Giá vật tư nông nghiệp tăng, nông dân gặp khó (25/02/2022)
- Ðề phòng tác hại do mưa trái mùa (24/02/2022)
- Giải quyết tình trạng được mùa, mất giá (24/02/2022)
- Khan hiếm nhân công hái hồ tiêu (24/02/2022)
- Giá tiêu hôm nay 23/2: Dự báo giá hồ tiêu sẽ tăng lên mức 120.000 đ/kg (23/02/2022)
- Giá tiêu hôm nay 22/2: Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu năm 2030 sẽ tăng 2-3% (22/02/2022)
- Nông dân Ea H’leo khấp khởi mừng vì giá tiêu tăng cao (22/02/2022)
- Chi phí sản xuất tăng, nông dân tìm cách xoay xở (21/02/2022)
- Huyện M'Drắk: Hướng tới phát triển kinh tế rừng bền vững (21/02/2022)
- Ứng dụng công nghệ sinh học cho cây ra trái theo ý muốn (21/02/2022)
- Xây dựng thương hiệu bơ núi lửa Nâm Kar (18/02/2022)
Đắk Lắk có 2 thí sinh tham gia vòng Chung kết Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc” lần thứ VI
Sau vòng Chung kết cấp tỉnh Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên”, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã lựa chọn 2 thí sinh xuất sắc đại diện cho tỉnh Đắk Lắk...
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nhiều nội dung, hoạt động hấp dẫn
- Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê
- Dư vị... cà phê miễn phí
Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?
Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.
- Người nông dân tự chế thuốc thảo dược diệt ruồi vàng hiệu quả
- Máy cuộn rơm, lợi ích kép
- Độc đáo máy đổi “rác” bảo vệ môi trường
- Những phát minh ra đời đầu năm 2019
Sầu riêng và những bước đi trên con đường chính ngạch
Sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch là cơ hội lớn để ngành hàng này phát triển.
- Đắk Lắk: Lễ hội nâng tầm sầu riêng Krông Pắc
- Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ nhất
- Sẽ biểu diễn bay khinh khí cầu tại Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022
- Huyện Krông Pắc: Ra mắt mô hình trồng dổi lấy hạt tại xã Ea Yiêng
- Nối lại đường bay Buôn Ma Thuột – Đà Nẵng: Mở ra nhiều cơ hội
- Kiến tạo không gian mở cho đô thị Buôn Ma Thuột
- Triển khai hiệu quả công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột
- Ðịnh hình đô thị xanh cho Buôn Ma Thuột
- Đắk Nông hỗ trợ nông dân thu hoạch cà phê hiệu quả
- Giữ không gian xanh trong phố
- Dự án khu đô thị chặn mương thoát nước, hàng chục hộ dân khốn khổ vì ngập
- Giá cà phê bật tăng đầy bất ngờ
- Huyện Krông Bông: Nhiều cầu treo xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn
- Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các khu vực xung yếu
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN