A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Những phát minh ra đời đầu năm 2019

09:44 | 12/01/2019

Máy cấy lúa thông minh Tập đoàn Yanmar Agri (YAC), Nhật Bản vừa trình diễn một loại máy cấy lúa thông minh, có tên YR8D.

Đây là máy cấy lúa tự động giúp đơn giản hóa quá trình cấy và giảm sức lao động cho nông dân. YR8D vận hành bằng động cơ diesel, được trang bị hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS), có khả năng liên lạc với các hệ thống đo lường mặt đất với độ chính xác cao. Theo YAC, YR8D sẽ giúp nông dân tối ưu hóa việc trồng lúa với mật độ cao, cho phép lúa phát triển tốt trên một phạm vi nhỏ hẹp, đồng thời giúp tiết kiệm công lao động cũng như làm tăng năng suất cây trồng. YR8D tự đảm nhận mọi việc từ A tới Z nhờ cơ cấu lập trình/giám sát không dây từ máy tính bảng đi kèm. Nó có thể hoạt động ở một trong hai chế độ, tùy thuộc vào điều kiện lúa và các yếu tố thực địa trên cánh đồng, điều chỉnh cự ly, khoảng cách giữa các hàng để đảm bảo mật độ tối ưu. Dự kiến, YR8D sẽ có mặt trên thị trường vào tháng 7-2019 với giá khoảng 35.230 - 49.392 USD.

Máy cấy lúa thông minh

Quần lót mặc nhiều tuần không phải giặt

Một doanh nghiệp startup của Đan Mạch, Organic Basics (OB) vừa phát triển và giới thiệu loại quần lót có tên Silvertech. Theo OB, đây là loại quần lót có thể mặc hàng tuần không cần giặt mà vẫn sạch như mới vừa mang tính môi trường lại bền vững, phù hợp với những người làm việc trong môi trường khắc nghiệt không có điều kiện tắm giặt như trong vũ trụ hay trong sa mạc... Loại đồ lót này được phủ bạc, kim loại có tính kháng khuẩn cao có thể giết chết 99,9% vi khuẩn gây mùi khó chịu. Chưa hết, do được sản xuất từ 100% vật liệu tái chế, cộng với công nghệ xử lý bạc  bền vững nên sản phẩm không gây hại cho môi trường. Việc ra đời  Silvertech sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành dệt may: sử dụng tối đa vật thải tái chế, hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường, giảm chi phí giặt là, tiết kiệm nhiều năng lượng như nước, điện, giảm phát thải CO2…

Ô tô mở khóa bằng vân tay

Hãng Hyundai (Hàn Quốc) đang chuẩn bị tung ra thị trường dòng xe hơi mở khóa bằng vân tay. Đây là hệ thống an ninh hiện đại cho phép người lái mở cửa và khởi động xe bằng chính dấu vân tay của mình. Nút bấm khởi động xe là nơi nhận vân tay để kích hoạt động cơ, tương tự như khóa từ nhưng an toàn hơn nhiều. Các cảm biến sẽ được tích hợp trong tay nắm cửa và nút bấm khởi động để giúp nhiều người dùng chung xe đều có thể đăng ký dấu vân tay trước khi sử dụng. Tất cả dữ liệu bảo mật sẽ được mã hóa và lưu trên xe một cách an toàn. Khi đã đăng ký các dữ liệu cá nhân, xe sẽ tự nhận diện và điều chỉnh các thông số như vị trí ghế ngồi, gương chiếu hậu… phù hợp với từng cá thể khi lái. Hệ thống cảm biến của xe sẽ nhận biết điện dung của cơ thể con người để phân biệt mức điện giữa các khu vực khác nhau trên ngón tay nhằm tránh vân tay giả. Tỷ lệ lỗi của hệ thống vào khoảng 1:50.000, tương đương công nghệ nhận dạng ID trên iPhone, iPad và Macbook của Apple, hiệu quả gấp 5 lần so với phương pháp bảo mật dùng cho các phương tiện giao thông hiện có, kể cả khóa thông minh.

Ô tô mở khóa bằng vân tay

Thiết bị cấy ghép giảm béo mới

Đại học Wisconsin - Madison, Mỹ (UWM) vừa phát triển thành công thiết bị kết nối với dạ dày để truyền tín hiệu lên não bằng kích thích điện qua dây thần kinh phế vị, báo cho dạ dày biết thức ăn vào đã đủ, giúp ngừng ăn, từ đó giảm được lượng calo, không bị thừa cân, béo phì. Thiết bị có kích thước dài 1cm gắn vào dạ dày sẽ “nói” với não rằng chủ thể đã no thông qua cơ chế kích hoạt tự nhiên trong quá trình xử lý tiêu hóa. Các thử nghiệm trên chuột cho thấy thiết bị giúp giảm 1/3 mức thức ăn tiêu thụ. Trong 18 ngày, chuột giảm được 35% trọng lượng và đến ngày thứ 75, mức giảm trọng lượng được duy trì ở ngưỡng 38%. Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và đặt tên cho thiết bị, đặc biệt là nghiên cứu cơ chế tắt - mở, sau đó thử nghiệm trên các mô hình động vật lớn trước khi chuyển sang thử nghiệm lâm sàng trên con người.

Màng bọc thực phẩm ăn được kiêm diệt khuẩn

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Pennsylvania (PSU), Mỹ và các đồng nghiệp ở Viện Khoa học – Công nghệ Thái Lan vừa hợp tác nghiên cứu, cho ra đời một loại màng bọc thực phẩm cực mỏng, có thể ăn được đồng thời kiêm luôn chức năng diệt khuẩn độc tố, kể cả hai loại khuẩn nguy hiểm E.Coli and Salmonella thường có trong hải sản Màng bọc ăn được này được chế từ gelatin trong suốt và một loại polymer phân hủy sinh học có tên là polybutylene adipate-co-terephthalate (PBAT), bổ sung thêm các chất kháng khuẩn Nisin Z và lauric arginate (LAE).

Bích Kim

(Dịch từ ITA/NAC/DM/NAC- 12/2018 và 1/2019)

    Nguồn: Báo Đắk Lắk Điện tử

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ