A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Phòng bệnh đau dạ dày

08:09 | 25/11/2013

Rất nhiều người bị mắc bệnh đau dạ dày là rất nhiều. Theo thông tin của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, ước tính có khoảng 5-10% dân số trên thế giới bị bệnh đau dạ dày. Ở Việt Nam tỷ lệ này là 7%.

Khi bị đau dạ dày, bà Trần Thị Thơ (56 tuổi) tại Ea Tý (huyện Ea Kar) thường có biểu hiện đầy bụng, khó tiêu, bụng nóng rát, không muốn ăn uống gì. Cảm giác này kéo dài vài ngày và gây khó chịu cho cơ thể. Bà Thơ đã đến bệnh viện địa phương để khám, kết quả cho biết bà bị đau dạ dày. Bà đã bị bệnh đau dạ dày 5-6 năm nay, dùng đủ mọi loại thuốc đông - tây y kết hợp nhưng vẫn chưa khỏi. Còn chị Võ Thị Nhung, ở xã Hòa Thắng (TP. Buôn Ma Thuột), do nơi làm việc xa nhà nên buổi trưa chị thường ở lại cơ quan, ăn uống qua loa, bữa ăn, bữa không… Thời gian gần đây, chị Nhung thường xuất hiện những cơn đau bụng lâm râm, cảm giác bụng đầy hơi và rất hay ợ hơi, sau mỗi bữa ăn bụng lại đau… Khi chị đi khám, bác sĩ cũng kết luận chị bị đau dạ dày.

Theo bác sĩ Chuyên khoa I Bùi Văn Hinh, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe tỉnh cho biết: “Biểu hiện của bệnh đau dạ dày thường là đau bụng vùng thượng vị, cảm giác đau nóng rát, có thể đau lúc đói hoặc lúc no, kèm theo ợ hơi, ợ chua. Một số trường hợp có thể kèm theo buồn nôn, nôn”.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày:

-Ăn phải độc tố của vi khuẩn có sẵn trong thực phẩm, ăn phải vi khuẩn trong thực phẩm.

-Do chế độ ăn uống không điều độ, bữa ăn quá no, bữa nhịn đói quá lâu, giờ giấc ăn uống thường xuyên thay đổi. Thường xuyên ăn và ăn nhiều chất quá cay (ớt, tiêu…), quá nóng, quá chua. Hay sử dụng rượu bia và kèm theo hút thuốc lá.

- Hay ăn uống trong trạng thái vội vàng, khi ăn nhai không kỹ.

- Hay căng thẳng về mặt thần kinh như những người hay làm việc hoặc sống trong môi trường căng thẳng, lo âu, sợ hãi…

- Do phải dùng thuốc, tiếp xúc với hóa chất: những người phải dùng thuốc giảm đau trong một thời gian dài, dùng thuốc chống viêm nhiễm. Tiếp xúc trong môi trường nhiều axít, nhiều bụi kim loại.

-Đau dạ dày do nhiễm vi trùng Helicobacter Pylori

-Các phương pháp điều trị ung thư như: hóa trị liệu và xạ trị liệu cũng có thể gây ra bệnh đau dạ dày.

Cũng theo bác sĩ Hinh, để chữa bệnh đau dạ dày, cần tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Tuy nhiên, để phòng ngừa chung, cần vệ sinh trong việc nuôi trồng, chế biến và sử dụng thực phẩm, nhất là việc xử lý tốt nguồn nước, phân và rác thải. Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi. Hạn chế sử dụng những thực phẩm, nước uống dễ gây kích thích niêm mạc dạ dày như rượu, bia, các gia vị cay, nóng như ớt, tiêu, các thực phẩm chứa nhiều vị chua.

Thường xuyên rèn luyện cơ thể bằng cách tập thể dục, giúp cơ thể tiêu hóa tốt.

Thực hiện lối sống lành mạnh, lạc quan, yêu đời, tránh căng thẳng.

Đối với bệnh nhân đã bị đau dạ dày, cần tuân thủ nghiêm chế độ điều trị của bác sĩ: không sử dụng những thực phẩm chứa chất kích thích, gia vị cay, nóng.

Hồng Vân

    Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ