A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường

15:02 | 27/11/2013

Các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, đái tháo đường ... là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu.

Năm 2012, tại Dak Lak, qua khám sàng lọc cho hơn 2.600 người tại huyện Krông Bông. Dự án phòng bệnh đái tháo đường đã phát hiện gần 450 người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi bệnh tiểu đường) là một bệnh mạn tính không lây. Bệnh xuất hiện khi cơ thể không sản xuất đủ insulin (hoc-môn tuyến tụy) hoặc insulin hoạt động không hiệu quả. Bình thường thức ăn vào cơ thể sẽ được chuyển thành đường glucose. Insulin có tác dụng giúp vận chuyển đường glucose từ máu vào các tế bào để tạo năng lượng. Trong cơ thể bệnh nhân đái tháo đường, glucose không được đưa vào các tế bào mà vẫn tồn tại trong máu làm cho nồng độ đường máu cao.

Bệnh đái tháo đường có ba triệu chứng đặc trưng là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều; ngoài ra, còn một số triệu chứng khác như giảm cân, giảm thị lực, ngứa, mệt mỏi… Bệnh nhân không nhất thiết có đầy đủ các triệu chứng trên, đôi khi chỉ một vài triệu chứng.

Để xác định có mắc bệnh đái tháo đường hay không cần thử máu. Theo Tổ chức Y tế thế giới: Sau ít nhất 2 lần lấy máu buổi sáng khi bụng đói để thử, nếu đường trong máu (đường huyết hay đúng hơn là glucose máu, trong phiếu xét nghiệm thường ghi Glycémie) cao hơn 1.40g/lít là mắc bệnh. Có hai dạng tiểu đường: Loại phụ thuộc insulin còn gọi là tiểu đường tuýp 1, thường xảy ra đối với người dưới 40 tuổi, bệnh nhân thường gầy, giảm cân nhanh, cần có insulin để điều trị hàng ngày. Loại không phụ thuộc vào insulin gọi là tiểu đường tuýp 2, xảy ra đối với người trên 40 tuổi thường là béo phì.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 80% bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột qụy, đái tháo đường, trên 40% bệnh ung thư có thể phòng ngừa được thông qua ăn uống hợp lý, tập luyện thể dục đều đặn, không hút thuốc, uống rượu bia…

Bác sĩ Huỳnh Thế Xọn, Trưởng Khoa Nội tiết, Dinh dưỡng - Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh chia sẻ: “Dinh dưỡng rất quan trọng trong chăm sóc và điều trị bệnh đái tháo đường. Điều trị bằng dinh dưỡng giúp đạt và kiểm soát lượng đường trong máu”. Ngoài ra, các chuyên gia còn cho biết, chế độ dinh dưỡng đặc biệt cần thiết cho những người có biến chứng khác như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và bệnh thận, giúp người bệnh giữ cân nặng ở mức hợp lý, cảm thấy khỏe mạnh, lạc quan.

Đối với người mắc bệnh đái tháo đường cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Mỗi loại thực phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau và không có một thực phẩm nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu con người. Do đó, không thể ăn một loại thực phẩm duy nhất được mà cần phải ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau, không nên kiêng khem quá mức hay nhịn ăn vì có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

Bữa ăn cần phải có mặt đại diện của 4 nhóm thực phẩm:

- Nhóm bột, đường gồm gạo tẻ, gạo nếp, ăn khoảng 200-300g/ ngày tương đương với 4 bát cơm. Khoai, sắn ăn từ 200-400g/ngày. Hạn chế ăn khoai tây, miến dong, bánh mì, các loại thực phẩm này làm tăng nhanh đường huyết. Cũng nên hạn chế sử dụng bánh, kẹo, mật ong trừ khi bị hạ đường huyết.

-Nhóm chất đạm gồm thịt, trứng, cá, sữa và các chế phẩm của chúng. Với bệnh nhân thừa cân nên ăn thịt nạc, thịt gà không ăn da. Nên ăn các loại đạm thực vật như đậu phụ (150-200g/ngày), sữa đậu nành không đường (200-400g/ngày). Với sữa và các chế phẩm của sữa bệnh nhân đái tháo đường chỉ nên dùng loại không có đường hoặc sữa dành riêng cho người đái tháo đường.

-  Nhóm chất béo gồm dầu, mỡ, các loại hạt có dầu. Nên ăn dầu thực vật, một ngày ăn khoảng 10-20g dầu đậu nành, dầu vừng, dầu ô liu. Hạn chế dùng mỡ động vật, óc, nội tạng, đồ hộp.

-  Nhóm chất khoáng và vitamin gồm rau, củ và trái cây các loại.

Nên ăn đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều bữa nhỏ. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm tăng đường huyết. Không nên bỏ bữa rồi sau đó ăn bù.

Tuy nhiên, không thể có một chế độ ăn áp dụng chung cho mọi người, mỗi cá nhân có một chế độ ăn riêng tùy thuộc vào cân nặng, giới tính, nghề nghiệp, thói quen, sở thích. Dựa trên sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân đái tháo đường có thể xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho mình.

 Hồng Vân

    Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ