A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Lầm tưởng 7 tác hại không ngờ của mì ăn liền (mì tôm)

09:09 | 15/07/2022

Nhiều người thường đặt câu hỏi “ăn mì tôm có tác hại gì” và nhiều lời đồn cho rằng mì tôm có nhiều tác hại không ngờ như: nóng, khó tiêu, gây béo phì, hại gan, dùng dầu chiên đi chiên lại. Thực tế, theo chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta đang lầm tưởng

1. Mì ăn liền (mì tôm) có thật sự nóng?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hoàn toàn không tìm thấy thành phần nào trong mì ăn liền là thủ phạm gây nóng. Xét về giá trị dinh dưỡng, trung bình, một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa chủ yếu là chất bột đường (40 - 50g); 10 - 13g chất béo và thường không ít hơn 6,8g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300 - 350Kcal (tương đương 15 - 17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành).

Xét một cách toàn diện, nóng trong người bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân: chế độ ăn mất cân bằng, sinh hoạt thiếu điều độ, sử dụng thuốc hay các yếu tố về bệnh lý…tất cả hợp lại cùng thời điểm sẽ gây rối loạn quá trình chuyển hoá, hấp thu thực phẩm và có thể dẫn đến thay đổi về hormone mà biểu hiện là nổi mụn.

Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, chìa khóa để có một cuộc sống khỏe mạnh nói chung, tránh vấn đề nóng trong nói riêng là một chế độ ăn đa dạng, cân bằng dinh dưỡng. Vì thế, khi chế biến mì ăn liền nên biến tấu, kết hợp với các thực phẩm khác để có bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng.

2. Có thật mì ăn liền khiến bạn tăng cân, béo phì?

Nghĩ rằng mì ăn liền chứa nhiều chất béo, nhiều tinh bột, ăn sẽ bị tăng cân nên nhiều người loại món ăn này ra khỏi thực đơn. Tuy nhiên, hàm lượng chất béo và tinh bột, năng lượng cung cấp của mì ăn liền đã được tính toán cân đối, hợp lý, không làm tăng cân. Cụ thể, lượng tinh bột trong một gói mì khoảng 40 - 50g, lượng chất béo khoảng 10 - 13g mà nhu cầu cơ thể cần khoảng 60 - 80g tinh bột và 15 - 20g chất béo trong mỗi bữa ăn.

Lầm tưởng 7 tác hại không ngờ của mì ăn liền (mì tôm) - Ảnh 1.

Bữa ăn hằng ngày cần được cung cấp đầy đủ và cân đối giữa chất béo động vật và thực vật

3. Mì ăn liền gây khó tiêu, ăn nhiều sẽ gây rối loạn dạ dày

Thực tế, cơ thể hấp thụ mì ăn liền (trong 5 giờ) - nhanh hơn thịt cá (12-24 giờ), sữa (12 giờ).

Liên quan tới khó tiêu có nhiều nguyên nhân khác nhau từ vấn đề về bệnh lý đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, trào ngược, hội chứng ruột kích thích), sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh tới lối sống không khoa học. Từ góc độ dinh dưỡng, chỉ khi chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, không hợp lý mới gây ra tình trạng khó tiêu (không ăn rau xanh, trái cây sẽ dẫn đến thiếu chất xơ).

4. Mì ăn liền là tác nhân gây ung thư?

Đây là một trong những lầm tưởng đáng sợ nhất về tác hại của mì ăn liền khiến mọi người rơi vào trạng thái vừa ăn, vừa sợ. Theo các chuyên gia, hoàn toàn không có bất kỳ nghiên cứu đáng tin cậy nào trên thế giới chứng minh mì ăn liền gây ung thư. Mì ăn liền nằm trong nhóm các thức ăn nhanh phổ biến nhất trên toàn thế giới. Nếu gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào cho sức khỏe, bao gồm căn bệnh đáng sợ ung thư thì mì ăn liền không thể được bán rộng rãi và có mặt khắp nơi trên toàn thế giới.

5. Lầm tưởng từ lời đồn thổi ăn mì tôm khiến gan mất đến 32 ngày thải độc

Đây là thông tin chưa chính xác:

● Thứ nhất: Nguồn nguyên liệu làm nên vắt mì và thành phần các chất dinh dưỡng của vắt mì hoàn toàn không gây độc và cung cấp chất bột đường là chủ yếu, trong nhóm lương thực cùng gạo, bún, phở nên quá trình tiêu hóa và hấp thu tương tự nhau.

● Thứ hai: Các thông tin này có thể liên quan đến các chất phụ gia, chất bảo quản ở trong gói mì. Tuy nhiên, phụ gia trong các sản phẩm mì ăn liền từ các nhà sản xuất uy tín nếu muốn sử dụng phải nằm trong danh sách phụ gia cho phép của các cơ quan chức năng như Bộ Y tế… và không được vượt quá liều lượng quy định. Vậy nên để gan mất 32 ngày để thải độc các chất phụ gia đã được đảm bảo an toàn này là không hợp lý.

Lầm tưởng 7 tác hại không ngờ của mì ăn liền (mì tôm) - Ảnh 2.

Người tiêu dùng nên đọc nhãn thực phẩm để biết về loại phụ gia và lựa chọn sản phẩm được cấp phép bởi các CQQL có thẩm quyền

6. Mì ăn liền để được lâu nên chứa nhiều chất bảo quản

Vi khuẩn sống được trong môi trường có đầy đủ 3 yếu tố: Nước, dinh dưỡng và không khí. Trong 3 yếu tố đưa ra này thì thì loại bỏ nước là dễ dàng nhất. Vì thế, phương pháp chiên hoặc sấy đã được sử dụng để làm giảm độ ẩm trong vắt mì. Theo đó, mì chiên sẽ có độ ẩm khoảng dưới 3%, còn mì không chiên sẽ có độ ẩm dưới 10%, sau đó đóng gói để đảm bảo vi khuẩn không phát triển được, từ đó giúp mì ăn liền bảo quản được từ 5 - 6 tháng.

7. Mì ăn liền sử dụng dầu chiên đi chiên lại gây hại cho cơ thể?

Mì được chiên trong hệ thống hiện đại, hoàn toàn khép kín. Sử dụng dầu cọ dạng bán rắn sẽ được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước (tương tự chưng cách thủy) trong hệ thống bồn trao đổi nhiệt bên ngoài, sau đó theo đường ống kín dẫn vào chảo chiên, được kiểm soát và duy trì nhiệt độ ổn định ở mức 160 - 165℃. Tổng thời gian chiên mì khoảng 2,5 phút. Quá trình này sẽ làm hao hụt một lượng dầu nhất định và dầu mới được bổ sung một cách đều đặn, liên tục thông qua hệ thống định lượng tự động. Đồng thời, dầu luôn được kiểm soát chỉ số oxy hóa theo TCVN và Codex để đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép (≤ 2mg KOH/gram dầu). Vì thế đảm bảo được chất lượng dầu chiên là an toàn cho sức khỏe.

Phụng Đài

    Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

    BÌNH LUẬN

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ