Những lưu ý quan trọng để phòng tránh bệnh Whitmore
16:36 | 20/02/2024
Bệnh Whitmore là bệnh do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Vi khuẩn có trong đất và nước thuộc các vùng nhiệt đới, nhất là khu vực Đông nam Á. Chính vì vậy người dân cần trang bị những thông tin hữu ích để phòng tránh căn bệnh này.
Nguy hiểm ra sao?
Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108, thời gian vừa qua Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa (A4B) của bệnh viện đã thu dung và điều trị trường hợp bệnh nhân A.D. (50 tuổi), được chẩn đoán: Áp xe vùng cổ gáy trái và lưng do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (hay còn gọi là bệnh Whitmore).
Khoảng 2 tuần trước khi vào viện, bệnh nhân đột ngột nổi hạch cổ, hạch dưới hàm, đã đi sinh thiết hạch và chẩn đoán: Hạch viêm cấp, u nang tuyến giáp.
5 ngày tiếp theo, bệnh nhân sốt cao liên tục 39-40 độ; sốt nóng, không rét run, không khó thở, không đau bụng, không có tiểu buốt rắt, không có loét. Kèm theo sút cân nhanh (6kg/1 tháng); Bệnh nhân đã dùng kháng sinh đường uống nhưng không đỡ.
Bệnh nhân A.D. được chăm sóc tại Bệnh viện TWQĐ 108. Ảnh: BVCC.
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng: Sốt cao, khối vùng cổ trái sưng đau, bề mặt căng, không đau ngực, không khó thở, không nôn. Sau khi được các bác sĩ của Khoa Bệnh Cấp tính và cấp cứu (A1C) điều trị tích cực 10 ngày khối áp xe sưng nề giảm, sờ mềm ấn đau, không tấy đỏ, vùng gáy trái ấn đau, sưng nề nhẹ.
Chụp MRI vùng cổ: Hình ảnh các ổ áp xe ở vùng cổ trái dọc cơ ức đòn chũm, khối cơ hai bên vùng cổ sau và lưng. Sau khi chọc dịch ổ áp xe làm xét nghiệm cấy khuẩn phát hiện vi khuẩn Burkholderia pseudomallei.
Sau đó, bệnh nhân được cách ly và điều trị tích cực với kháng sinh liều cao, bổ sung truyền khối hồng cầu, huyết tương tươi và đạm nuôi dưỡng. Hiện tại bệnh nhân còn sốt nhẹ, đỡ thiếu máu, không phù, không xuất huyết dưới da, không đau ngực, không khó thở,...
Bệnh Whitmore có các triệu chứng điển hình như: |
Cách phòng tránh
Theo Đại tá TS.Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm (Bệnh viện TWQĐ 108), bệnh whitmore là bệnh: do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Vi khuẩn có trong đất và nước thuộc các vùng nhiệt đới, nhất là khu vực Đông nam Á và bắc Úc. Con người và loài vật khác bị nhiễm bệnh do phơi nhiễm với vi khuẩn này trong môi trường.
Nguồn truyền nhiễm của bệnh tồn tại trong tự nhiên. Vi khuẩn có trong đất, nước ô nhiễm, bụi trong không khí.
Bệnh lây chủ yếu qua đường da, niêm mạc xây sát khi tiếp xúc với vi khuẩn có trong đất, nước, chất bẩn khi tiếp xúc mà không có phương tiện bảo hộ (nông dân làm việc trên các đồng ruộng, những người tiếp xúc với môi trường đất, nước bẩn như binh lính...).
Qua hô hấp khi hít phải bụi có chứa vi khuẩn, qua tiêu hóa khi uống các nguồn nước nhiễm bẩn. Có thể bệnh nhân biểu hiện bệnh từ một nhiễm trùng tiềm tàng rất lâu trước đó mà không xác định được.
Trên thực tế, thường rất khó xác định chính xác thời gian, địa điểm và cách thức nhiễm bệnh, nhất là khi con người thường xuyên phơi nhiễm với vi khuẩn và môi trường. Lây truyền trực tiếp giữa người với người, người với động vật hiếm khi xảy ra.
Chuyên gia nhấn mạnh, bệnh Whitmore có đặc trưng là sốt, viêm phổi và áp-xe nhiều cơ quan, mức độ bệnh từ các nhiễm trùng nhẹ, khu trú cho đến nhiễm khuẩn huyết và tử vong nhanh chóng.
Do đó, để phòng ngừa bệnh Whitmore, TS. Nguyễn Đăng Mạnh khuyến cáo, người dân cần lưu ý:
Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn ở vùng lũ, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng trước lũ.
Nên mang ủng, găng tay khi đi xuống ruộng với những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn đất, nước bẩn.
Khi có vết thương hở, vết loét,... cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước lũ bị ô nhiễm nặng. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
Đặc biệt, những người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn do nước lũ gây ra.
Khi nghi ngờ nhiễm bệnh bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.
Hoàng Chiến
Bài viết gốc: https://daidoanket.vn/nhung-luu-y-quan-trong-de-phong-tranh-benh-whitmore-10273538.html
Nguồn: daiđoanket.vn
CÁC TIN KHÁC
- Một loại vắc-xin quen thuộc "có thể chống lại ung thư gan" (22/02/2024)
- Thường xuyên nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan? (21/02/2024)
- Đề phòng ngộ độc thực phẩm sau Tết (21/02/2024)
- Liên hệ bất ngờ giữa một vitamin và loại ung thư phổ biến thứ 2 (21/02/2024)
- Báo động gia tăng trường hợp mắc và tử vong do bệnh dại (21/02/2024)
- Vì sao đột quỵ tăng vọt dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024? (20/02/2024)
- Sản phẩm nhựa xài 1 lần: Nên hạn chế sử dụng (20/02/2024)
- Nguy cơ ngộ độc chì vì dùng thuốc cam không rõ nguồn gốc cho trẻ (20/02/2024)
- Nguyên nhân gây ngộ độc botulinum, cách phòng ngừa ra sao? (20/02/2024)
- Sau Tết, hơn 6.000 người khám bệnh về da, bệnh lây qua đường tình dục (20/02/2024)
- Trả giá vì "cày đêm" (20/02/2024)
Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa
Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.
- SALON TÓC HÒA THẮNG - BUÔN MÊ THUỘT ĐÃ LÀ PHÁI ĐẸP TẾT NÀY KHÔNG THỂ KHÔNG ĐẾN.
- LỄ HỘI TRANG SỨC PNJ - TRẢI NGHIỆM HOÀN TOÀN MỚI TẠI TP. BUÔN MA THUỘT
- PHỤ NỮ TÂY NGUYÊN HẾT SỢ NÁM DA VỚI LASER TRI-BEAM PREMIUM
- Honda CR-V phiên bản mới 2020 ra mắt thị trường Việt Nam
- Giá cà phê hôm nay 5-12: Bật tăng trong bất ngờ
- Bộ Y tế: Không đầu cơ, tăng giá thuốc trong dịp Tết 2025
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản ATM cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tuỳ thân theo quy định
- Giá cà phê hôm nay 4-12: Giá lại giảm mạnh, có nên bán tháo?
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Giá cà phê hôm nay 6-12: Lại tăng 3 con số, xuất khẩu giảm
- Tổng thu ngân sách Nhà nước của huyện Ea H'leo đạt 124,8% dự toán
- Giá vé xem Đội tuyển Quốc gia Việt Nam tại AFF Cup 2024
- Sớm giải quyết vướng mắc về giải phóng mặt bằng Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông TP. Buôn Ma Thuột
- Diện tích tái canh không đạt
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN