A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

'Tiêm thuốc' cho cam quýt - hành động kỳ quặc

10:27 | 23/10/2018

Hơn một năm qua, từ khi rộ tin một số nhà vườn ở Hậu Giang, Sóc Trăng bày cách “tiêm chích” thuốc vào cây cam, quýt đã khiến trái cây khó bán, rớt giá.

Không biết, vẫn bơm chích

Sóc Trăng có hơn 29.200ha vườn cây ăn trái. Trong đó vườn cây có múi nhiều nhất, chiếm hơn 31% tổng diện tích cây ăn trái toàn tỉnh. Do giá trị kinh tế cao, những năm qua các loại cây có múi như cam xoàn, cam sành, bưởi da xanh, quýt đường ngày một tăng thêm. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thành Phước, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Sóc Trăng, cho rằng: Hiện thời nhiều vườn cây có múi gặp khó khăn lớn nhất là các loại dịch hại gây bệnh như: Vàng lá gân xanh (VLGX), vàng lá thối rễ gây chết cây, rụng trái, thất thu nặng.

Dùng ống tiêm thuốc gài dây bơm trực tiếp vào thân cây cam, quýt

Ông Vũ Bá Quan, Trưởng phòng NN-PTNT huyện huyện Kế Sách, cho biết: Kế Sách có 16.100ha cây ăn trái, lớn nhất tỉnh. Trong đó cây có múi chiếm 50% diện tích, nhiều nhất là cam, bưởi, chanh, khoảng 6.000ha. Cam sành, bưởi da xanh mẫn cảm với bệnh VLGX, vàng lá thối rễ, bệnh vàng đầu… Qua khảo sát, từ năm 2015 đến nay có 1.340ha vườn cam sành, bưởi tự phát dùng biện pháp tiêm chích.

Mặc dù các cơ quan chuyên ngành trồng trọt, BVTV khuyến cáo nhưng một số nhà vườn vẫn âm thầm, lén lút làm theo cách truyền miệng với nhau hoặc do một số đại lý bán thuốc BVTV tại địa phương chỉ dẫn, bày cách khoan sâu vào thân cây rồi đặt ống tiêm thuốc BVTV vào để trừ vi khuẩn bệnh VLGX. Có người còn tiêm thuốc trị các loại nấm gây vàng lá, thối rễ, thậm chí có “sáng kiến kinh ngạc” như pha trộn thêm chất kích thích tăng trưởng, hòa vào phân bón lá trung vi lượng, thậm chí có cả thuốc kháng sinh (dùng trị bệnh cho người) cũng được tiêm hoặc cho vào chai như “truyền dịch” vào cây với hy vọng có đủ các loại thuốc “tổng hợp” sẽ tăng sức chống chịu, trị bệnh.

Nhiều nhà vườn ở Kế Sách, thừa nhận: Do nôn nóng, lúng túng vì bí cách trị bệnh, khi thấy cam, quýt yếu, vàng lá, rụng trái, đã bày ra đủ cách tiêm chích thuốc vào cây “bá đạo” như vậy. Hậu quả từ đầu năm 2018 đến nay nhiều nhà vườn trồng cam, quýt các địa phương khác ở ĐBSCL chịu chung cảnh vạ lây khi người tiêu dùng ngán ngại, giá giảm sâu.  

Sửa sai để canh tác đúng

“Rõ ràng hậu quả từ việc tiêm chích thuốc vào thân cây của một số nhà vườn chẳng những tốn tiền vô bổ mà còn gây nhiều tổn hại, nhà vườn thất thu. Do đó bà con cần phải xây dựng lòng tin, nhà nông chính là người quyết định thay đổi cách làm”, TS Lê Quốc Điền, Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, nói.

PGS.TS Trần Kim Tính, chuyên gia về thổ nhưỡng cây trồng trường Đại học Cần Thơ, khẳng định: Việc khoan vào cây để bơm chích là cách làm sai, làm hư cây. Hơn nữa nếu bơm thuốc dinh dưỡng vào cây nông dân cũng không biết chất nào chứng minh đạt hiệu quả. Qua theo dõi việc làm này của nhiều nhà vườn trồng cam chúng tôi chưa thấy nông dân nào thành công hoặc nếu có trái thu hoạch cũng không ngon. Còn thương lái nghe biết vườn cam nào có bơm chích cũng không mua. Cho đến nay qua nghiên cứu chưa có tài liệu hay báo cáo nào cho thấy tiêm thuốc trừ bệnh vào cây có hiệu quả.

PGS Tính cho rằng: Vừa qua khảo sát 200 vườn cam ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, nghe bà con nông dân than trời về hiện tượng cam vàng lá, rụng trái. Tuy nhiên sau khi kiểm tra vườn cây bị vàng lá còn do nguyên nhân canh tác không đúng: Nền đất nghèo dinh dưỡng, đất cỏ mọc không được; nền đất vườn còn chua chưa được xử lý để giảm pH; lập vườn trên nền đất sét, trồng mật độ dày (3 hàng) hay mực nước (thủy cấp) trong mương vườn cao (cách mặt đất chừng 10 cm) là không được…

HỮU ĐỨC

    nguồn “nongnghiep.vn”

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ