A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Bài học “bỏ trứng vào một giỏ

08:59 | 27/12/2021

Hàng nghìn container nông sản đang bị ùn ứ tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn do không thể xuất sang Trung Quốc lại một lần nữa mang đến bài học....

....vì cách làm theo kiểu “bỏ trứng vào một giỏ” trong kinh doanh, xuất khẩu nông sản để rồi phải chịu thiệt hại.

Các loại nông sản đang bị mắc kẹt chủ yếu là dưa hấu, thanh long, chuối, mít, xoài… của các doanh nghiệp, thương lái ở các tỉnh phía Nam, trong đó có Đắk Lắk. Hàng hóa bị tồn đọng do nước bạn tạm dừng thông quan. Đây chủ yếu là những sản phẩm xuất qua đường tiểu ngạch và một phần xuất chính ngạch nhưng không thể xuất đi vì đối tác tăng cường kiểm soát dịch bệnh tại cửa khẩu.

Hơn 4.700 xe đang ùn ứ trên các cửa khẩu ở Lạng Sơn. Ảnh: AH

Những năm gần đây, nông sản đã xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng một số sản phẩm vẫn phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Có thực trạng trên là bởi thị trường này có sức tiêu thụ rất lớn, lại dễ tính, nên sản phẩm của Việt Nam dễ thâm nhập. Sự lệ thuộc quá lớn vào một thị trường đã khiến chúng ta luôn nằm trong thế bị động. Chính vì vậy, khi xảy ra sự cố, rủi ro thì doanh nghiệp, nhà xuất khẩu lại lâm vào cảnh lao đao, hàng hóa bị hư hỏng, giảm chất lượng dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp, thương lái và một phần nữa là nông dân.

Căn nguyên của vấn đề ở đây là do nhiều loại hàng hóa sản xuất không theo kế hoạch gắn với thị trường xuất khẩu toàn cầu, thiếu bạn hàng tin cậy, lâu dài, khả năng chế biến còn hạn chế và không có cơ chế bảo đảm chất lượng nghiêm ngặt để đáp ứng yêu cầu của những thị trường khó tính. Do đó, hàng hóa khi xuất khẩu thường phải nằm ở thế “cửa dưới” và “nắm dao đằng lưỡi”. Nếu hàng hóa chất lượng cao, sản xuất có kế hoạch theo đơn đặt hàng, hệ thống bảo quản, chế biến tốt thì trên thương trường, nông sản Việt Nam có thể làm chủ cuộc chơi.

Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao doanh nghiệp, nhà xuất khẩu không “bỏ trứng vào nhiều giỏ”? Thực tế thì, bên cạnh Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu nông sản đã chia “trứng” ra những “giỏ” khác là Nhật Bản, Mỹ, Liên minh châu Âu… Để làm được điều này thì doanh nghiệp phải có tiềm lực mạnh, sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao, ký kết được những đơn hàng xuất khẩu lâu dài và có hệ thống kho lạnh. Thế nhưng với nhiều doanh nghiệp, vấn đề này là điều gần như quá sức.

Vậy giải pháp nào cho bài toán xuất khẩu nông sản để không lệ thuộc quá lớn vào một thị trường? Điều này đòi hỏi phải có những chính sách tổng thể, đồng bộ với sự vào cuộc từ Trung ương đến địa phương và cả doanh nghiệp, người nông dân. Theo đó, Nhà nước phải có chương trình, giải pháp tiêu thụ, xuất khẩu nông sản từ sớm để đưa ra được định hướng, khuyến cáo cho người nông dân, doanh nghiệp, để họ có sự chủ động, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt nhưng sản phẩm không biết bán cho ai. Bên cạnh đó, Nhà nước, nhà xuất khẩu cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tìm hiểu và mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển thị trường mới tiềm năng để giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Về phía các doanh nghiệp, cần có những hợp đồng với điều khoản rõ ràng, minh bạch để tránh rủi ro, chèn ép dẫn đến thiệt hại. Riêng đối với thị trường Trung Quốc, cần xúc tiến việc xuất khẩu theo hình thức chính ngạch, mua bán theo hợp đồng, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.

Tại một hội thảo về kết nối, xuất khẩu nông sản, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, muốn xuất khẩu nông sản thành công thì phải đi từ “đầu ra” để giải quyết “đầu vào”. Theo đó, trước hết phải nắm rõ thị trường thế giới cần hàng gì, sản lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào, tiêu chuẩn ra sao để có kế hoạch phù hợp.

Minh Thông

Bài viết gốc:https://baodaklak.vn/thoi-su/su-kien-binh-luan/202112/bai-hoc-bo-trung-vao-mot-gio-5870e8a/

    Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ