Người dân phản ánh doanh nghiệp 'chiếm' mã vùng trồng sầu riêng: Kết nối '3 nhà' chưa tốt
14:26 | 13/10/2022
Sau khi có thông tin doanh nghiệp chiếm mã vùng trồng, cơ quan đã làm việc với các bên và cho rằng việc kết nối giữa nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân chưa tốt.
Người dân cần thông tin rõ ràng, minh bạch
Ông Hoàng Trọng Cường, trưởng thôn Tân Bắc, xã Ea Kênh, huyện Krông Păk (tỉnh Đăk Lăk) cho biết, sau khi kiến nghị cơ quan chức năng làm rõ vụ việc một doanh nghiệp được cấp mã vùng trồng sầu riêng trên diện tích người dân, cơ quan chức năng đã họp giải quyết.
Theo ông Cường, Công ty TNHH TM Nông sản Thiện Tâm đã tổ chức đăng ký và quản lý sử dụng mã số vùng trồng và xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc có số ký hiệu: VN - ĐLOR 0072 trên diện tích đất người dân thôn Tân Bắc đang canh tác.
“Sự việc được phát hiện khi có doanh nghiệp vào đề nghị liên kết với các hộ dân để thiết lập mã vùng trồng xuất khẩu. Khi chúng tôi đưa hồ sơ thì mới phát hiện diện tích trên đã được cấp mã và do Công ty Thiện Tâm quản lý”, ông Cường thông tin.
Các doanh nghiệp phối hợp với người dân thiết lập mã vùng trồng phụ vụ xuất khẩu tại huyện Krông Pắc. Ảnh: Quang Yên
Vị trưởng thôn cho biết thêm, 2 năm trước Công ty Thiện Tâm có cử cán bộ xuống địa phương lập hồ sơ xây dựng mã vùng trồng. Tuy nhiên, khi được cấp mã vùng trồng thì chính quyền thôn và người dân không hề được thông báo dẫn đến người dân không nắm được sầu riêng của địa phương được cấp mã. Từ đó, người dân mới dẫn đến hiểu lầm.
“Sau khi có kiến nghị, UBND huyện cùng doanh nghiệp tổ chức đối thoại với người dân và đã giải thích rõ về vấn đề này. Qua giải thích, chúng tôi kiến nghị Công ty Thiện Tâm cần cung cấp diện tích đã được cấp mã vùng trồng là bao nhiêu. Đối với diện tích chưa được cấp mã còn lại thì Công ty Thiện Tâm có tiếp tục đồng hành với dân để thiếp lập hồ sơ cấp mã hay không. Nếu không thì người dân sẽ liên kết với doanh nghiệp khác", ông Cường kiến nghị.
Ông cũng cho biết thêm, việc diện tích sầu riêng của người dân được cấp mã vùng trồng là công sức của doanh nghiệp, chính quyền địa phương nên "rất cảm ơn"
Các doanh nghiệp thu mua sầu riêng phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Quang Yên
Còn ông Bùi Đình Lục, Tổ trưởng Tổ VietGAP xã Ea Kênh, cho biết, cuối tháng 9/2022, có một số doanh nghiệp đến đề nghị làm thủ tục để cấp mã vùng trồng xuất khẩu sang Trung Quốc cho mùa sau.
Khi ông Lục đã lập danh sách người dân trồng sầu riêng trong thôn Tân Bắc lên huyện để xin cấp mã vùng trồng thì tá hỏa phát hiện thôn đã được cấp mã vùng ký hiệu: VN-ĐLOR 0072 cho Công ty TNHH TM Nông sản Thiện Tâm.
"Chúng tôi đề nghị Công ty Thiện Tâm cung cấp rõ danh sách những hộ dân được cấp mã vùng trồng. Đối với diện tích còn lại công ty có tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để đề xuất cấp mã hay không. Vì người dân muốn xây dựng hồ sơ để đề xuất cấp mã vùng trồng, phục vụ cho việc xuất khẩu chính ngạch. Nếu công ty không liên kết với dân thì chúng tôi sẽ tìm doanh nghiệp mới”, ông Lục nói.
Chưa hiểu rõ về mã vùng trồng
Liên quan đến vụ người dân đòi lại mã vùng trồng những ngày gần đây, ông Lê Minh Tâm, Giám đốc Công ty TNHH Nông sản Thiện Tâm cho biết, là "do hiểu lầm".
Theo ông Tâm sau khi xảy ra sự việc, Công ty đã phối hợp với UBND huyện Krông Pắc, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đăk Lăk xuống làm việc với người dân để hiểu rõ về mã vùng trồng.
Qua làm việc, ông Tâm đã thông báo mã vùng trồng khu vực trên cách đây 3 năm doanh nghiệp phối hợp với Công ty Cà phê Tháng 10 lập hồ sơ, đề nghị cấp mã số.
“Đây là đất của công ty cà phê, người dân chỉ liên kết sản xuất. Do đó khi thiết lập hồ sơ để làm mã vùng trồng có người dân tham dự, người không nên dẫn đến không nắm hết, từ đó hiểu lầm. Qua buổi làm việc, người dân cũng đồng tình.
Sắp tới công ty cũng sẽ làm rõ vấn đề người dân kiến nghị để thống nhất về việc quản lý mã vùng trồng này”, ông Tâm nói.
Người dân còn chưa nắm rõ về mã vùng trồng. Ảnh: Quang Yên
Vị giám đốc cho biết thêm, việc thiết lập hồ sơ, đàm phán hơn 3 năm mới được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã vùng trồng. Việc này là để cho quả sầu riêng Việt Nam được đi chính ngạch sang Trung Quốc.
"Mỗi lần cấp một mã không phải đơn giản, do đó người dân, doanh nghiệp, chính quyền địa phương cùng nhau bảo vệ mã này để được điều kiện cần và đủ cho quả sầu riêng xuất khẩu. Việc được cấp mã vùng trồng người đầu tiên được hưởng lợi là bà con nông dân. Những năm trước Công ty Thiện Tâm thu mua sầu riêng với giá 40.000 - 50.000 đồng/kg nhưng sau khi được cấp mã đã thu mua giá gấp đôi”, ông Tâm chia sẻ.
Bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Păc (Đăk Lăk) cho biết, người dân chưa hiểu rõ về quy định cấp mã vùng trồng. Trong đó, người dân, doanh nghiệp để đủ điều kiện cấp mã diện tích phải từ 10ha trở lên và đảm bảo tất cả các tiêu chuẩn mà phía Trung Quốc đưa ra.
Theo bà Trinh để xảy ra sự hiểu lầm này chính là sự kết nối giữa nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân chưa tốt.
“Nếu chúng ta kết nối tốt thì sẽ không xảy ra sự hiểm lầm lần này. Ngoài ra, mã số vùng trồng còn quá mới, vì mới xuất khẩu chính ngạch hồi cuối tháng 9, do đó người dân chưa hiểu. Thậm chí có bao nhiêu người dân hiểu được mã vùng trồng này như thế nào? Bởi vì mỗi nước xuất khẩu yêu cầu khác nhau như Nhật Bản yêu cầu khác, Hàn Quốc yêu cầu khác và Trung Quốc yêu cầu khác. Người dân chưa hiểu sâu về mã vùng trồng nên có sự hiểu lầm diễn ra mấy ngày nay”, bà Trinh nói.
Vị Phó Chủ tịch cho biết thêm, sau khi xảy ra sự việc, UBND huyện đã chỉ đạo doanh nghiệp làm việc với dân để đưa ra hướng giải quyết cụ thể. Trong trường hợp nếu người dân không đồng thuận, không tiếp tục hợp tác với doanh nghiệp này nữa thì có quyền đề nghị các doanh nghiệp khác
Việc cấp mã vùng trồng, người đầu tiên hưởng lợi là nông dân. Ảnh: Quang Yên
“Để cấp được mã vùng trồng không phải dễ, là sự nỗ lực của doanh nghiệp, chính quyền địa phương. Do đó cần có sự bảo vệ nó, vậy cần có sự kết nối chặt chẽ giữa người dân, doanh nghiệp và nhà quản lý để làm sao có lợi nhất cho người dân. Nói gì thì nói người chịu thiệt sau cùng trong mọi trường hợp là nông dân”, vị Phó chủ tịch nói thêm.
Liên quan đến việc bao nhiêu trường hợp phản ánh, bà Trinh cho biết chỉ có 2. Qua làm việc, chính bản thân của 2 trường hợp phản ánh cũng chưa nắm rõ mã vùng trồng là như thế nào. UBND huyện đã tuyên truyền, giải thích cho 2 trường hợp trên rõ.
Về việc thông tin doanh nghiệp không thu mua sầu riêng của người dân là không chính xác. Vì cuối tháng 9 thì mới bắt đầu xuất khẩu chính ngạch mà thời điểm này sầu riêng của huyện Krông Păc không còn bao nhiêu. Do đó, lấy ra hàng đâu mà doanh nghiệp mua cho người dân.
“Huyện đề nghị doanh nghiệp làm việc với dân, đưa ra hợp đồng cụ thể. Về phía huyện sẽ mời một đơn vị quản lý phần mềm về nông nghiệp tới mùa vụ sau khi bán xong thì khóa lại, không ai đụng đến. Chỉ có việc quản lý mã vùng tốt thì mới giữ được thương hiệu của sầu riêng Krông Păc nói riêng và cả nước nói chung vì đây là tài sản của dân”, vị này nói.
Liên quan đến việc mở rộng diện tích sầu riêng được cấp mã, UBND huyện Krông Păc đang tổ chức các lớp tập huấn về thiết lập hồ sơ mã vùng trồng.
“Vì sắp tới để bán được hàng, xuất khẩu chính ngạch thì bắt buộc phải có mã vùng trồng. Việc làm này lợi ích là người dân được hưởng đầu tiên”, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Păc nói
Minh Quý
Bài viết gốc: https://nongnghiep.vn/nguoi-dan-phan-anh-doanh-nghiep-chiem-ma-vung-trong-sau-rieng-ket-noi-3-nha-chua-tot-d334526.html
Nguồn: nongnghiep.vn
CÁC TIN KHÁC
- Nông dân Ðắk Nông mong có mã vùng trồng sầu riêng (18/10/2022)
- Đắk Lắk có 2 nông dân nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" (18/10/2022)
- Bưởi tươi Việt Nam được cấp phép vào Mỹ (18/10/2022)
- "Méo mặt" vì... lan đột biến (17/10/2022)
- Hiện thực hóa thương hiệu “Sầu riêng Cư Kuin”: Triển vọng từ các chuỗi liên kết (13/10/2022)
- Bài học đắt giá của "cha đẻ" gạo ST25 (13/10/2022)
- Huyện Krông Bông: Cấp gần 19.000 cây giống vải u hồng cho người dân (12/10/2022)
- Xuất khẩu rau quả bỏ trống nhiều thị trường (12/10/2022)
- Nhiều hoạt động hỗ trợ cho hợp tác xã (10/10/2022)
- Biến vỏ ấu thành phân bón hữu cơ (10/10/2022)
- Nâng tầm giá trị thương hiệu Việt Nam (07/10/2022)
Đắk Lắk có 2 thí sinh tham gia vòng Chung kết Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc” lần thứ VI
Sau vòng Chung kết cấp tỉnh Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên”, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã lựa chọn 2 thí sinh xuất sắc đại diện cho tỉnh Đắk Lắk...
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nhiều nội dung, hoạt động hấp dẫn
- Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê
- Dư vị... cà phê miễn phí
Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?
Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.
- Người nông dân tự chế thuốc thảo dược diệt ruồi vàng hiệu quả
- Máy cuộn rơm, lợi ích kép
- Độc đáo máy đổi “rác” bảo vệ môi trường
- Những phát minh ra đời đầu năm 2019
Sầu riêng và những bước đi trên con đường chính ngạch
Sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch là cơ hội lớn để ngành hàng này phát triển.
- Đắk Lắk: Lễ hội nâng tầm sầu riêng Krông Pắc
- Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ nhất
- Sẽ biểu diễn bay khinh khí cầu tại Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022
- Huyện Krông Pắc: Ra mắt mô hình trồng dổi lấy hạt tại xã Ea Yiêng
- Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV: Hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối khu vực Tây Nguyên với vùng phụ cận
- Hiệu quả từ phát triển mô hình kinh tế vườn rừng
- Chủ động ứng phó với mưa lũ trong những ngày tới
- Thủ tướng yêu cầu điều hành giá điện theo lộ trình, không "giật cục"
- Phân định trách nhiệm vụ cô gái 26 tuổi bị bò tông trúng
- Công an vào cuộc vụ nữ shipper bị đánh bầm dập
- Khởi sắc hoạt động xuất khẩu hàng hóa
- Báo động tình trạng học sinh vi phạm giao thông
- Doanh nghiệp lãi lớn, kỳ vọng cuối năm
- Sau sắp xếp, huyện Krông Bông có 13 đơn vị hành chính cấp xã
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN