A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Tỷ phú ở Đắk Búk So nhờ trồng rau

15:33 | 14/03/2023

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, anh Trần Thanh Tuấn, ở thôn 9, xã Đắk Búk So (Tuy Đức) có thu nhập 2 tỷ đồng/năm. Anh còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương

Anh Tuấn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau quả

Sản xuất rau, củ, quả nhưng thường xuyên đối mặt với rủi ro vì nhiều tác động bởi thời tiết, sâu bệnh, anh Tuấn đã quyết định đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng để canh tác hiệu quả hơn.

Năm 2021, anh đầu tư lắp đặt 2.200m2 nhà màng và trồng cà chua, ớt chuông, dưa leo baby... Mọi thông số về nước, phân, thuốc đều được anh đo lường rất kỹ bằng máy rồi tưới bằng hệ thống tự động.

Sau những vụ rau đầu tiên, anh nhận thấy mọi thứ đều sạch, nhưng nguồn nước không bảo đảm cũng là nguyên nhân mắc bệnh của cây trồng.

Do đó, anh Tuấn đầu tư giếng khoan và lắp đặt bồn lọc nước để bảo đảm nguồn nước tưới sạch, không nhiễm các tạp chất gây hại cho cây trồng.

Toàn bộ vườn cây được anh lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt và bón phân cho cây trồng trong quá trình tưới. Từ chỗ bị động trong quá trình chăm sóc cây trồng vì phụ thuộc thời tiết, anh Tuấn đã dần kiểm soát và làm chủ quy trình sản xuất.

Điều quan trọng hơn, cây trồng của anh ít bị sâu bệnh, vì nhà màng đã ngăn chặn được rất nhiều côn trùng gây hại xâm nhập. 

Anh Tuấn cho biết, sản xuất rau trong nhà màng không còn phụ thuộc vào thời tiết, giảm được sâu bệnh gây hại. Nó cũng giúp giảm được chi phí sản xuất.

Thời gian thu hoạch sản phẩm cũng dài hơn nhiều so với trồng bên ngoài trời. "Nhà lưới kiểm soát được 80% rủi ro do nắng mưa thất thường, sâu bệnh", anh Tuấn chia sẻ.

Hiện nay, rau được anh Tuấn trồng nhiều loại. Anh sản xuất theo hình thức gối đầu để thường xuyên có sản phẩm bán ra thị trường.

Nhiều sản phẩm rau của anh đạt chất lượng hàng loại 1 và được thị trường đón nhận với giá khá cao. Hiện nay, anh đã kết nối đầu ra với một số chợ đầu mối để tiêu thụ sản phẩm.

Đến nay, anh Tuấn đã đầu được 6 căn nhà màng rộng từ 2.200 - 3.2000m2 để sản xuất các loại rau, củ, quả. Lứa đầu tiên trong nhà màng anh trồng rau trực tiếp vào đất.

Các lứa tiếp theo anh ươm giống vào giá thể trước từ khoảng 10 - 15 ngày để khi đưa vào vườn sẽ rút ngắn thời gian chăm sóc. Anh đã  nhập rau giống chất lượng cao từ Nhật Bản, Thái Lan, Úc về trồng. 

Anh Tuấn chia sẻ: "Sản xuất rau, củ mà không còn phụ thuộc thời tiết, hạn chế được sâu bệnh thì đã giảm hầu hết rủi ro. Tôi dễ dàng áp dụng các quy trình sản xuất rau an toàn, tạo ra các sản phẩm sạch bán ra thị trường".

Theo anh Tuấn, vừa sản xuất, vừa đầu tư mở rộng quy mô, năm vừa rồi anh thu được hơn 2 tỷ đồng. Ngoài thu nhập cho gia đình, anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương.

Hiện anh có 15 ha đất và dự kiến tiếp tục đầu tư thêm nhà màng để sản xuất rau. Anh muốn hình thành vùng sản xuất rau tập trung theo quy mô hàng hóa chất lượng cao.

Ông Kiều Quý Diện, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy Đức đánh giá, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của anh Tuấn được đầu tư bài bản. Đây là mô hình tiêu biểu của huyện Tuy Đức.

Mô hình áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, mang lại nhiều giá trị vừa kinh tế, vừa bảo đảm sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng.

Lâu nay, mô hình trở thành điểm tham quan, học hỏi của nhiều nông dân. Nhiều nông dân sau khi tìm hiểu mô hình đã áp dụng vào sản xuất để nâng cao thu nhập. 

Anh Tuấn đang tiếp tục mở rộng mô hình nông nghiệp công nghệ cao theo quy mô hàng hóa

Hưng Nguyên

Bài viết gốc: https://baodaknong.vn/ty-phu-o-dak-buk-so-nho-trong-rau-140078.html

    Nguồn "Báo Đắk Nông điện tử"

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ