A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Người chăn nuôi lợn ở Krông Bông dè dặt tái đàn

10:06 | 05/04/2023

Hiện nay, giá lợn hơi và con giống giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua, trong khi thức ăn chăn nuôi vẫn “neo” ở mức cao nên nhiều hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Krông Bông vẫn còn dè dặt khi tái đàn.

Gia đình bà Lê Thị Vân (ở thôn 8, xã Hòa Sơn) chăn nuôi lợn thương phẩm theo quy mô trang trại, với số lượng mỗi lứa từ 150 - 200 con lợn. Sau thời gian “treo chuồng”, bà Vân tiến hành vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại để tái đàn, tuy nhiên bà không chạy theo số lượng mà tập trung duy trì đàn lợn nái 20 con và 20 lợn con. Bà lý giải: Giá lợn hơi xuống thấp chưa có dấu hiệu dừng lại và giá thức ăn cao, nếu tái đàn ồ ạt thì nguy cơ thua lỗ là điều không tránh khỏi.

Cũng dè dặt như vậy, bà Nguyễn Thị Minh Tâm – hộ chăn nuôi ở cùng địa phương chỉ tái đàn 100 con lợn thịt, giảm một nửa so với mọi năm… Bà Tâm chia sẻ: Muốn đàn lợn phát triển, ngoài việc thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng thì phải chú ý kiểm soát nhiệt độ trong trang trại, người chăn nuôi đầu tư công sức rất nhiều. Tuy nhiên, giá lợn hơi từ trước Tết đến nay liên tục giảm, từ 52.000 đồng - 54.000 đồng/kg hiện giảm xuống chỉ còn 49.000 đồng/kg, nếu như sắp tới giá cả không được cải thiện thì người chăn nuôi không có lãi.

Đàn lợn mới tái đàn của gia đình ông Nguyễn Văn Hòa (thôn 12, xã Hòa Lễ).

Còn với gia đình ông Nguyễn Văn Hòa (ở thôn 12, xã Hòa Lễ), dù chuồng trại có quy mô nuôi trên 300 con lợn, nhưng hiện tại ông chỉ dè dặt tái đàn 120 con… Ông tính toán: Với giá cám hiện tại, người chăn nuôi muốn có lãi thì phải chịu khó lấy công làm lời. Sau khi tái đàn, ông Hòa dùng bã rượu, bột ngô, rau, chuối nấu cám cho lợn kết hợp bổ sung cám công nghiệp vào thời điểm thích hợp nhằm làm giảm chi phí thức ăn.

Theo kế hoạch, năm 2023 huyện Krông Bông phấn đấu đạt tổng đàn lợn của huyện là 45.000 con. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 3/2023, tổng đàn lợn trong huyện là 31.000 con, đạt 68,8% kế hoạch, bằng 90% so với cùng kỳ. Để người chăn nuôi không bị thiệt đơn, thiệt kép, ông Trần Đình Bình, Trưởng Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện Krông Bông khuyến cáo: Các hộ chăn nuôi muốn tái đàn cần thực hiện tốt Chỉ thị số 14/CT-UBND của UBND tỉnh ngày 11/11/2019 về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phát triển chăn nuôi an toàn sinh học và kiểm soát tái đàn trong chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, không nhập mua con giống không rõ xuất xứ, hoặc từ vùng có dịch; thực hiện vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho gia súc, gia cầm. Khi phát hiện gia súc chết bất thường, hoặc nghi mắc bệnh, người chăn nuôi phải báo ngay cho cơ quan thú y để xác định rõ nguyên nhân, kịp thời có biện pháp xử lý, không để dịch bệnh lây lan diện rộng. Khuyến khích các hộ chăn nuôi thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, từng bước hình thành các trang trại có quy mô vừa và nhỏ gắn với liên kết chuỗi sản xuất.

Mai Viết Tăng

Bài viết gốc: https://www.baodaklak.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/202304/nguoi-chan-nuoi-lon-o-krong-bong-de-dat-tai-dan-7de4b95/

    Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ