A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Thú chơi tàn phá đại ngàn

05:46 | 25/05/2013

Dạo quanh thành phố Pleiku (Gia Lai) hay Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), từ nhà dân cho đến các khách sạn, nhà hàng, người ta dễ dàng bắt gặp những cặp lục bình sừng sững, được chạm trổ công phu, án ngữ ngay lối ra vào. Thú chơi này khiến rừng bị tàn phá…

Phá rừng làm “đồ chơi”

Nhà nào có điều kiện thì “tậu” những cặp lục bình to, cao tới hơn 2 mét với nhiều vân đẹp, chất lượng gỗ thuộc vào nhóm I như: trắc, hương, thủy tùng…Những cặp lục bình này có giá từ vài chục cho đến vài trăm triệu đồng. Ngay ở lối vào khách sạn G.V nằm ở trung tâm thành phố Pleiku (nơi chúng tôi nghỉ) cũng trưng bày cặp lục bình cao gần 2m được chế tác bằng gỗ thủy tùng. Anh chàng lễ tân trẻ cho chúng tôi biết: Bà chủ khách sạn tậu chúng với giá gần 200 triệu đồng.

Câu hỏi đặt ra là gỗ ở đâu để cung cấp cho thú chơi trưởng giả này? Đương nhiên gỗ ấy lấy từ rừng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến đại ngàn ngày càng bị tàn sát nhiều hơn, vì gỗ lớn gỗ nhỏ, từ thân cho đến cành, gốc cây đều có thể chế tác thành những món đồ chơi lục bình có giá trị. T.T S. (47 tuổi) ngụ ở huyện K’bang, Gia Lai là tay chuyên cung cấp gỗ cho các cơ sở chế tác lục bình tiết lộ: “Hiện giá một cặp lục bình bằng gỗ cà te chiều cao từ 1m đến 1,2m có giá khoảng 25 triệu đồng, còn lục bình bằng gỗ trắc, thủy tùng thì không định trước giá được, người mua và kẻ bán phải ngồi thỏa thuận ra giá cụ thể. Thời gian gần đây, lực lượng kiểm lâm kiểm tra gắt quá nên không còn gỗ đẹp để tung ra thị trường nữa, nên nhiều người chuyển sang mua gỗ tạp như chò xanh, chiêu liêu dùng tạm. Nói là gỗ tạp chứ một cặp lục bình bằng gỗ chiêu liêu cao gần 2m, lâm tặc phải bỏ ra 5 ngày để vào rừng sâu chọn cây để đốn hạ vận chuyển về, giá thành phẩm mỗi cặp cũng lên tới 30 triệu đồng”. 
 
Trong chuyến đi công tác vào xã Kon Pne, huyện Kbang, Gia Lai, không dưới 10 lần chúng tôi dừng xe để ghi lại hình ảnh về những vạt rừng già bị người dân đốt cháy để lấy gỗ, làm nương rẫy. Hàng trăm cây gỗ 2 đến 3 người ôm bị đốn hạ không thương tiếc. Trên đường ra xã, những chiếc xe lôi chở gỗ liên tục chạy ra khỏi rừng... Theo dân bản địa: Thú chơi lục bình rất kén chọn cây, những tay thu mua chỉ chọn những đoạn gỗ thẳng tắp, không bị hư hỏng để dễ chế tác. Chính vì vậy, những cây gỗ có đường kính lớn, thân thẳng chỉ còn ở trong rừng sâu. 
 
Xâm nhập xưởng sản xuất lục bình

Tại những huyện Ea H’leo, Ea Súp, Cư M’ga…của Đắk Lắk, những xưởng chế tác lục bình trên địa bàn mọc lên như nấm, vì vậy tìm đến những nơi này không có gì khó khăn.
Thú chơi tàn phá đại ngàn 2
 

Sau chầu nhậu, H - một người ở xã Đạt Lý (Buôn Ma Thuột) dắt chúng tôi vào một xưởng chế tác gỗ trên địa bàn. Đập vào mắt chúng tôi là vô số cây gỗ nằm ngổn ngang. Những người thợ hì hục tra những khúc gỗ vào máy tiện rồi bấm nút cho quay tít , chỉ trong tích tắc những chiếc lục bình cỡ nhỏ được hình thành mẫu mã. Ngừng công việc, T chủ cơ sở tiện cười nói: “Những chiếc lục bình cao từ 1m trở lên chúng tôi chỉ lấy phần lõi của thân, còn lại là róc bỏ hết. Người chơi ai cũng thích sở hữu những cặp lục bình bằng thủy tùng, vì lõi gỗ có mùi thơm, vân đẹp. Một cặp lục bình cao 1m20 trở lên bằng thủy tùng sẽ có giá không dưới 120 triệu, còn lục bình làm bằng gỗ trắc thì chỉ dành cho những đại gia lắm tiền nhiều của mới đủ đẳng cấp để sở hữu.

Chủ xưởng  gỗ này còn cho biết: Trong rừng các loại gỗ quí thuộc nhóm I như trắc, hương… hiện nay rất khó kiếm, nhưng gốc thì còn rất nhiều, chính vì vậy mà xu hướng của người dân chuyển sang thu mua gốc những cây cổ thụ này để mướn thợ tạc đẽo thành những bức tượng có giá trị lên đến vài trăm triệu. T. tiết lộ, cách đây một năm, một đại gia trên phố xuống mướn anh đục đẽo phần rễ của một gốc hương có đường kính trên 2m, sau 4 tháng hì hục làm việc thì người sở hữu trả gần 70 triệu tiền công.
 
Để phục vụ kiểu chơi mang phong cách trưởng giả của người dân phố núi, mà cây rừng từng ngày bị tàn phá nghiêm trọng. Gỗ hết lại đào lấy gốc, chính vì vậy mà các vạt rừng ở Gia Lai, Đắk Lắk không chỗ nào là không có lưỡi cưa của lâm tặc lia qua. Rừng chính là nhân tố chống lũ lụt hạn hán, nếu các cơ quan chức năng sở tại không có biện pháp ngăn chặn triệt để thì môi trường sống đã và sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Theo Giadinh.net

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ