A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Ép người nghèo ...

08:16 | 19/03/2016

UBND tỉnh Đắk Lắk đã cấp ngân sách giao Sở GTVT tỉnh làm chủ đầu tư xây dựng công trình cầu Buôn Trấp (tại tổ dân phố Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana) với tổng vốn đầu tư 23 tỷ đồng....

... Sau hơn 7 năm thi công (2009-2016), đến nay cầu Buôn Trấp đang hoàn thành những hạng mục công trình phụ trợ để chuẩn bị khánh thành. Thế nhưng, đến nay công tác giải phóng mặt bằng xây dựng cây cầu này vẫn còn những vướng mắc. 

Đoạn đường dân sinh qua lô đất nhà bà Vân chưa bồi thường,
bất hợp lý nhưng phía đơn vị thi công vẫn cố làm cho xong chuyện.

Bà Ngô Thị Sắc (tổ dân phố Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp) là hộ cận nghèo, cuộc sống của hai mẹ con bà Ngô Thị Sắc bữa đói, bữa no. Khi nghe UBND thị trấn Buôn Trấp thông báo về việc giải phóng mặt bằng phục vụ thi công tuyến đường cầu Buôn Trấp, bà và 63 hộ dân khác đã tổ chức di dời các công trình kiến trúc, cây cối… giải tỏa hành lang giao thông đủ 13m (tính từ tim đường ra mỗi bên) để bàn giao mặt bằng phục vụ cho công trình.

Vậy nhưng, khi Dự án có sự điều chỉnh làm đường dân sinh cho các hộ dân sống hai bên mố cầu đã nảy sinh nhiều bất cập. Cụ thể, sau khi cầu hoàn thành thì các hộ dân này không có đường đi và nằm lọt thỏm ở độ sâu 5m so với mặt đường, mọi sinh hoạt bị đảo lộn. Nhà ở thường xuyên phải đóng cửa để tránh bụi; xe cộ phải gửi nhờ nhà khác vì không có đường xuống, trời mưa thì nhà biến thành ao khi nước đổ dồn về chảy tràn khắp nơi... 

Để khắc phục tình trạng này, phía Dự án công trình đã tiến hành làm taluy cầu và đường dân sinh. Nhưng theo thiết kế thì các hạng mục này sẽ lấn vào phần đất của các hộ dân như bà Sắc, bà Trương Thị Vân… đã được UBND huyện Krông Ana cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thay vì lập phương án đền bù, hỗ trợ người dân, Phòng Kinh tế và Hạ tầng (UBND huyện Krông Ana) lại ra Công văn số 17, ngày 6/5/2015 với nội dung: Phần kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng không có kinh phí thực hiện; giao cho UBND thị trấn Buôn Trấp tiến hành vận động các hộ dân trong đó có hộ bà Sắc tự tháo dỡ để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công thực hiện Dự án.

Do bà Sắc phản đối nên đơn vị thi công múc lại ta luy đường dẫn của cầu.

Bà Sắc bức xúc: “Họ lấy đất của gia đình tôi thì họ phải đền bù cho chúng tôi, chứ nhà tôi thuộc diện hộ cận nghèo, không có tài sản gì ngoài căn nhà tuềnh toàng và mảnh đất nhỏ này. Nếu đem hiến tiếp cho địa phương làm dự án thì gia đình tôi lấy gì mà sống. Giờ họ không làm đường dân sinh nữa gia đình tôi chẳng còn đường nào mà đi!”.

Bà Trịnh Thị Vân, có đất và nhà gần bên nhà bà Sắc cũng bức xúc không kém: Trước đây khi chưa làm đường, gia đình tôi còn buôn bán làm ăn được, cầm sổ đỏ còn đi vay được ngân hàng hơn 120 triệu đồng để kinh doanh. Vậy mà  kể từ khi xây dựng cầu (năm 2009) đến nay, do bụi, tiếng ồn nên gia đình tôi phải bỏ nhà đi ở chỗ khác, giờ làm xong cầu thì nhà không ở được...Điều đáng nói ở đây gia đình tôi bị Dự án lấy mất 19,5m2 cũng không thấy đền bù một đồng. Trong khi đó đất của gia đình tôi có sổ đỏ đàng hoàng!”. 

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Ngọc Thiệm - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Buôn Trấp cho biết: “Thực hiện chỉ thị của huyện, UBND thị trấn đã mời bà Sắc lên thương lượng thỏa thuận hỗ trợ 7 triệu đồng để bà hiến đất làm đường dân sinh, nhưng bà Sắc không đồng ý. Việc đền bù đất của dân thì do huyện quyết định, chứ thị trấn cũng không nắm, huyện chỉ nói chúng tôi đi vận động người dân giao đất!”.

Theo quan sát của chúng tôi, nếu làm đúng taluy và đường dân sinh thì Dự án sẽ phải lấy thêm đất của gia đình bà Sắc khoảng 46m2. Trong khi đó diện tích đất của gia đình bà được huyện cấp sổ đỏ 167m2.

Bà chỉ mong muốn nếu Dự án lấy đất của gia đình thì đền bù cho bà thỏa đáng, để gia đình bà có thêm khoản tiền làm lại căn nhà mới, thay căn nhà gỗ ở gần 30 năm nay đang xuống cấp. Không đồng ý với yêu cầu của bà, đơn vị thi công lại tổ chức múc trả lại mặt bằng cho gia đình bà để không phải đền bù. Và điều đáng nói ở đây, nếu phải trả lại đất cho hộ bà Sắc, đơn vị thi công còn phải cắt bỏ một phần bê tông gia cố mố cầu... 

Trong khi huyện Krông Ana không chịu đền bù đất cho người dân với lý do không có kinh phí và yêu cầu UBND thị trấn phải ép người dân hiến đất, thì ông Lục Văn Toại –Giám đốc Ban Quản lý dự án (Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk) lại khẳng định: Việc giải phóng mặt bằng phía Dự án cầu Buôn Trấp không phải do thiếu kinh phí, toàn bộ đất của người dân cần giải tỏa cho thi công công trình đều được đền bù thỏa đáng. Ông Toại cho biết thêm, nếu đường dân sinh nằm 2 bên mô cầu lấn vào đất của người dân thì sẽ được đền bù theo quy định. 

Như vậy, UBND thị trấn Buôn Trấp và UBND huyện Krông Ana đã không tuân thủ pháp luật về thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, có dấu hiệu tùy tiện ép dân hiến đất, phá bỏ công trình. 

    Tuấn Anh - Bình Định

_________________________________________________________

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ