Thu hút sinh viên học các ngành khoa học cơ bản: Nỗ lực từ nhà trường là không đủ
08:01 | 05/10/2024
Mặc dù, tuyển sinh các ngành khoa học cơ bản ở nhiều trường đại học đã ghi nhận những khởi sắc, nhưng vẫn cần thêm những chính sách hỗ trợ dài hơi, bài bản từ phía Nhà nước.
Tân sinh viên Trường Đại học Mỏ Địa chất làm thủ tục nhập học năm 2024. Ảnh: NTCC.
Đến thời điểm này, phần lớn các trường đại học đã kết thúc tuyển sinh năm học 2024-2025 dù không phải tất cả mọi ngành của các trường đều đã tuyển đủ chỉ tiêu.
Thông tin từ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm nay trường tuyển sinh 1.850 chỉ tiêu với 27 ngành đào tạo. Với các ngành khoa học cơ bản là Toán học, Vật lý, Hóa học và Sinh học, ghi nhận tuyển sinh tốt với điểm chuẩn cao, số lượng thí sinh nhập học đều đạt và vượt nhẹ chỉ tiêu. Trong khi các ngành khối khoa học trái đất điểm chuẩn chỉ ở ngưỡng đảm bảo chất lượng hoặc không cao và số sinh viên trúng tuyển nhập học chỉ đạt và có ngành không đạt chỉ tiêu.
Tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển các ngành khoa học cơ bản năm nay đạt trên 90%. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết năm 2024, nhà trường tuyển 3.350 chỉ tiêu các ngành khoa học cơ bản. Trong 3 năm gần đây, tỉ lệ trúng tuyển nhập học so với chỉ tiêu tuyển sinh đạt trên 80%.
Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) cho biết, kết quả tuyển sinh các ngành khoa học cơ bản của trường năm nay đã có nhiều khởi sắc so với 3 năm trước. Cụ thể, năm 2021, tỷ lệ tuyển sinh các ngành khoa học cơ bản của trường chỉ đạt 20,8%; năm 2022 đạt 19%; năm 2023 đạt 32%.
Năm 2024, Trường Đại học Khoa học đã quyết định điều chỉnh chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội.
Cụ thể, trường xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng giáo viên cho các ngành Khoa học cơ bản như Toán học, Vật lý, Hoá học, Văn học, Lịch sử... giúp cho nhà trường có lượt sinh viên đến nhập học tăng cao hơn so với những năm trước đây.
Đây là một trong những giải pháp được Trường Đại học Khoa học áp dụng để khuyến khích người học đầu quân vào lĩnh vực khoa học cơ bản, cân đối nguồn nhân lực đào tạo và không tạo thành sự lãng phí lớn về đội ngũ, cơ sở vật chất…
PGS.TS Nguyễn Đức Khoát - Trưởng phòng đào tạo (Trường Đại học Mỏ - Địa chất), việc nhà trường năm nay có sự cải thiện đáng kể trong đăng ký tuyển sinh các ngành khoa học cơ bản có nhiều nguyên nhân. Trong đó, việc phân tích và xác định chỉ tiêu cần tuyển phù hợp với nhu cầu thực tế giúp nhà trường tập trung vào chất lượng hơn là số lượng. Bên cạnh đó, nhà trường đặc biệt chú trọng vào việc hợp tác với doanh nghiệp, viện nghiên cứu giúp nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo đầu ra cho sinh viên sau tốt nghiệp.
Với nguyên nhân là cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động trong lĩnh vực khoa học cơ bản còn thấp, nhiều chuyên gia chỉ ra cần tiếp tục có những điều chỉnh từ phía nhà trường về chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động cũng như sự trợ giúp từ phía nhà nước để cải thiện thu nhập, tạo ra sự cân đối trong việc phát triển ngành nghề, đặc biệt là những ngành thiết yếu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước.
Để “cứu” các ngành khoa học cơ bản, Bộ Giáo dục và Đạo tạo đã có Đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao trình Thủ tướng Chính phủ. Trong Đề án có đề xuất giải pháp cụ thể hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực các ngành khoa học cơ bản.
Bộ cũng đang phối hợp với một số bộ, ngành để xây dựng một hệ thống thông tin theo dõi tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp và dự báo nhu cầu của các ngành đào tạo với mong muốn đây là một công cụ để hoạch định và điều chỉnh các chính sách, kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của toàn ngành cũng như đối với từng cơ sở giáo dục đại học.
Lam Nhi
Bài viết gốc: https://daidoanket.vn/thu-hut-sinh-vien-hoc-cac-nganh-khoa-hoc-co-ban-no-luc-tu-nha-truong-la-khong-du-10291692.html
Nguồn: daiđoanket.vn
CÁC TIN KHÁC
- Thi tốt nghiệp THPT 2025: Sớm công bố đề tham khảo có tính ổn định (08/10/2024)
- Bỏ quy định làm thêm không quá 24 giờ/tuần: Tăng cường sự chủ động của sinh viên (08/10/2024)
- Lắp camera giám sát để quản lý tốt hơn bữa ăn bán trú (07/10/2024)
- Tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025 có những thay đổi gì? (07/10/2024)
- Triển khai học bạ số đồng bộ, liên thông cấp học (07/10/2024)
- Tư vấn du học: Còn tình trạng chạy theo lợi nhuận (04/10/2024)
- Bộ GD-ĐT dự kiến bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10 (04/10/2024)
- Hướng đi nào cho các trường cao đẳng sư phạm? (04/10/2024)
- Chật vật với chương trình phổ thông mới : Thấp thỏm đổi mới thi cử (03/10/2024)
- Học phí tăng cao, sinh viên xoay xở thế nào? (02/10/2024)
- Tuyển sinh năm 2024: 9 điểm/môn vẫn trượt xét tuyển bổ sung ngành sư phạm (02/10/2024)
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh 5000 chỉ tiêu trong đó 5% chỉ tiêu dành cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: 5% trong 5000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học 2020 cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
- Trường Đại học Tây Nguyên xét tuyển bổ sung gần 700 chỉ tiêu
- Nhiều cơ hội cho thí sinh với nguyện vọng bổ sung
- Rối bời tuyển sinh cao đẳng sư phạm
- Học tiếng Nhật miễn phí hè 2017 tại Đắk Lắk
- Giá cà phê hôm nay 8-1: Đồng loạt tăng mạnh, Robusta trở lại mốc 5.000 USD/tấn
- Giá cà phê hôm nay 9-1: Vừa tăng đã vội giảm
- Phấn đấu thành lập mới 60 hợp tác xã trong năm 2025
- Giá cà phê hôm nay 7-1: Biến động trái chiều và con số bất ngờ từ khối ngoại
- Phát động Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột trên môi trường mạng
- Công an huyện Ea H’leo: Bắt giữ một phụ nữ có hành vi cho vay lãi nặng
- Đắk Lắk tổ chức Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa đêm Giao thừa đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Nữ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nhận nhiệm vụ mới
- Bộ Công Thương: "Giá điện có thể phải tăng"
- Giám đốc Sở Ngoại vụ Đắk Lắk xin nghỉ hưu trước tuổi
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN