Tư vấn du học: Còn tình trạng chạy theo lợi nhuận
15:56 | 04/10/2024
Những năm gần đây, nhu cầu du học của học sinh, sinh viên Việt Nam không ngừng gia tăng, thể hiện qua các thống kê số lượng du học sinh theo học tại nước ngoài.
Song, theo Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo), thị trường tư vấn du học còn tồn tại không ít vi phạm, gây thiệt hại cho học sinh và phụ huynh.
Học sinh tìm hiểu về thị trường du học. Ảnh: Trường THPT Đoàn Thị Điểm (Hà Nội).
Báo cáo mới nhất của Cục Hợp tác quốc tế vừa công bố cho thấy, trong năm 2024 số lượng tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đã đạt đến 3.423 tổ chức, với 2.860 tổ chức đang hoạt động. Một số tổ chức không hoạt động trở lại hậu Covid-19 hoặc ngừng kinh doanh do hoạt động không hiệu quả. Tính đến ngày 15/9/2024, có 203 tổ chức mới đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
Tuy nhiên, theo nhận định của Cục Hợp tác quốc tế, thị trường tư vấn du học hiện có nhiều tồn tại như: tổ chức hoạt động không có giấy phép; tư vấn không minh bạch, gây thiệt hại cho học sinh và phụ huynh; vi phạm về thu phí không đúng quy định hoặc thu phí mà không thực hiện tư vấn rồi bỏ trốn. Ngoài ra, còn có các chương trình du học trá hình (đưa người ra nước ngoài trái phép); hoạt động khi chưa đủ điều kiện (không có hợp đồng với đối tác nước ngoài, thu hồ sơ và chuyển sinh viên cho các tổ chức tư vấn có trụ sở ở nước ngoài); văn phòng tư vấn du học ma (thực hiện tư vấn thông qua mạng xã hội, không có văn phòng trụ sở thực…); thực hiện kinh doanh không đạo đức (tư vấn cho học sinh và gia đình đến những cơ sở đào tạo kém chất lượng, được trả phí hoa hồng cao)...
Thời gian qua đã có những vụ việc trung tâm tư vấn du học cung cấp thông tin sai lệch, có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người học mà còn tác động xấu đến hình ảnh của các tổ chức giáo dục quốc tế, uy tín của hệ thống giáo dục Việt Nam. Thậm chí có những văn phòng tư vấn “du học ma”, thực hiện tư vấn thông qua mạng xã hội, không có văn phòng trụ sở thực...
Trước đó, đánh giá tình hình hoạt động của các trung tâm tư vấn du học năm 2023, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội cho biết, trên thực tế vẫn còn một số trung tâm chưa thực hiện các nội dung công khai theo quy định; một số trung tâm làm giả năng lực tài chính nhân thân; nội dung giao kết hợp đồng với gia đình người học chưa chặt chẽ, chưa rõ trách nhiệm và cam kết của các bên…
Nhằm siết hoạt động tư vấn du học trên địa bàn, ngoài các giải pháp về công tác quản lý nhà nước, Sở GDĐT Hà Nội cũng kịp thời, thường xuyên cập nhật và công khai danh sách các trung tâm tư vấn du học đã được cấp phép hoạt động trên địa bàn thành phố, nhằm giúp người dân có thêm kênh thông tin chính thức trong việc lựa chọn, quyết định nơi đăng ký dịch vụ tư vấn du học khi có nhu cầu.
Để thị trường tư vấn du học minh bạch, đảm bảo chất lượng và giữ được chữ tín, tại hội thảo “Công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ tư vấn du học” do Bộ GDĐT vừa tổ chức tại TPHCM, ông Nguyễn Văn Phúc - Thứ trưởng Bộ GDĐT nhấn mạnh, thời gian qua Bộ GDĐT đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với dịch vụ tư vấn du học. Sự phát triển nhanh chóng của thị trường dịch vụ tư vấn du học, số lượng trung tâm tư vấn du học ở một số địa phương là rất lớn, đòi hỏi phải có những giải pháp quản lý mới và phù hợp với thực tiễn. Bộ GDĐT mong muốn các công ty tư vấn nâng cao trách nhiệm của mình, tuân thủ pháp luật, chuyên nghiệp và trung thực, khách quan trong việc tư vấn. Không vì chạy theo doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp mình mà tư vấn không chính xác, sai lệch dẫn đến các em học sinh, sinh viên, phụ huynh lựa chọn trường, ngành, quốc gia không phù hợp. Ngoài mục tiêu kinh doanh, dịch vụ tư vấn du học phải thể hiện trách nhiệm xã hội, bởi giáo dục là một lĩnh vực đặc thù, liên quan tới tương lai con người.
Vi Cầm
Bài viết gốc: https://daidoanket.vn/tu-van-du-hoc-con-tinh-trang-chay-theo-loi-nhuan-10291502.html
Nguồn: daiđoanket.vn
CÁC TIN KHÁC
- Bỏ quy định làm thêm không quá 24 giờ/tuần: Tăng cường sự chủ động của sinh viên (08/10/2024)
- Lắp camera giám sát để quản lý tốt hơn bữa ăn bán trú (07/10/2024)
- Tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025 có những thay đổi gì? (07/10/2024)
- Triển khai học bạ số đồng bộ, liên thông cấp học (07/10/2024)
- Thu hút sinh viên học các ngành khoa học cơ bản: Nỗ lực từ nhà trường là không đủ (05/10/2024)
- Bộ GD-ĐT dự kiến bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10 (04/10/2024)
- Hướng đi nào cho các trường cao đẳng sư phạm? (04/10/2024)
- Chật vật với chương trình phổ thông mới : Thấp thỏm đổi mới thi cử (03/10/2024)
- Học phí tăng cao, sinh viên xoay xở thế nào? (02/10/2024)
- Tuyển sinh năm 2024: 9 điểm/môn vẫn trượt xét tuyển bổ sung ngành sư phạm (02/10/2024)
- Việt Nam cần nhiều nhân lực trình độ cao (02/10/2024)
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh 5000 chỉ tiêu trong đó 5% chỉ tiêu dành cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: 5% trong 5000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học 2020 cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
- Trường Đại học Tây Nguyên xét tuyển bổ sung gần 700 chỉ tiêu
- Nhiều cơ hội cho thí sinh với nguyện vọng bổ sung
- Rối bời tuyển sinh cao đẳng sư phạm
- Học tiếng Nhật miễn phí hè 2017 tại Đắk Lắk
- Giá cà phê hôm nay 8-1: Đồng loạt tăng mạnh, Robusta trở lại mốc 5.000 USD/tấn
- Giá cà phê hôm nay 9-1: Vừa tăng đã vội giảm
- Phấn đấu thành lập mới 60 hợp tác xã trong năm 2025
- Giá cà phê hôm nay 7-1: Biến động trái chiều và con số bất ngờ từ khối ngoại
- Phát động Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột trên môi trường mạng
- Công an huyện Ea H’leo: Bắt giữ một phụ nữ có hành vi cho vay lãi nặng
- Đắk Lắk tổ chức Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa đêm Giao thừa đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Nữ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nhận nhiệm vụ mới
- Bộ Công Thương: "Giá điện có thể phải tăng"
- Giám đốc Sở Ngoại vụ Đắk Lắk xin nghỉ hưu trước tuổi
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN