Chuẩn hóa chất lượng bữa ăn học đường
13:40 | 29/11/2024
Trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với 3 gánh nặng về dinh dưỡng như suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng.
Trong bối cảnh này, theo các chuyên gia, bữa ăn học đường cần được coi là một giải pháp chiến lược để cải thiện thực trạng này.
Theo PGS.TS Trần Thanh Dương - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡng: suy dinh dưỡng thể thiếu (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi); thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng. Theo số liệu điều tra toàn quốc năm 2023, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam là 18,2% - thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em ở dưới mức 20%, là mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Bên cạnh đó, có sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở tất cả các đối tượng, trong đó phải kể đến là thừa cân, béo phì ở trẻ 5-19 tuổi gia tăng từ 8,5% năm 2010 lên đến 19,0% vào năm 2020 (tăng gấp hơn 2 lần sau 10 năm).
Theo ông Dương, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030, với những mục tiêu cụ thể nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho toàn dân, đặc biệt là nhóm trẻ em và thanh thiếu niên tuổi học đường. Một số Mục tiêu cơ bản của Chiến lược bao gồm: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15% vào năm 2030; Kiểm soát tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em, đặc biệt là ở khu vực thành thị, với mục tiêu giữ tỷ lệ này ở mức dưới 19% cho trẻ từ 5-18 tuổi vào năm 2030; Tăng cường giáo dục dinh dưỡng trong nhà trường, với mục tiêu 60% trường học ở khu vực thành thị và 40% ở khu vực nông thôn sẽ tổ chức bữa ăn học đường xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị vào năm 2025 và phấn đấu đạt tương ứng 90% và 80% vào năm 2030.
Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi những giải pháp can thiệp mang tính toàn diện, liên tục, liên ngành, trong đó bao gồm sự hoàn thiện về cơ chế, chính sách về dinh dưỡng, để thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. Trong đó, hành lang pháp lý trong lĩnh vực dinh dưỡng học đường là rất cần thiết, cấp bách.
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Đề - Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo), do chưa có hành lang pháp lý nên việc tổ chức, quản lý giám sát bữa ăn học đường và công tác chăm sóc dinh dưỡng học đường còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, các chương trình về dinh dưỡng học đường (như Sữa học đường, Bữa ăn học đường) chưa được thực hiện lâu dài, bền vững và đồng bộ trên cả nước.
“Bữa ăn học đường là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng học tập của học sinh. Tuy nhiên hiện nay chưa có các tiêu chuẩn cho bữa ăn học đường nên chưa có sự kiểm soát đồng bộ bằng các văn bản quy phạm pháp luật” - PGS.TS Nguyễn Thanh Đề chia sẻ.
PGS.TS. Nguyễn Phương Mai, chuyên gia về khoa học não bộ ứng dụng khẳng định, một bộ luật về dinh dưỡng học đường cần được nghiêm túc cân nhắc bởi đó chính là khoản đầu tư cho tương lai của đất nước. “Khi can thiệp dinh dưỡng phù hợp, những lợi ích gặt hái được có thể tiết kiệm cho đất nước một khoản ngân sách khổng lồ vốn sẽ bị chi tiêu cho các vấn đề sức khỏe toàn dân và những tổn thất không thể đo đếm về suy giảm năng suất lao động” – bà Mai nói.
Dương Toàn
Bài viết gốc:https://daidoanket.vn/chuan-hoa-chat-luong-bua-an-hoc-duong-10295501.html
Nguồn: daiđoanket.vn
CÁC TIN KHÁC
- Khắc phục độ 'vênh' giữa các phương thức tuyển sinh (02/12/2024)
- Giảm chỉ tiêu tuyển sinh sớm: Thí sinh có điểm IELTS, đánh giá năng lực có bị ảnh hưởng? (02/12/2024)
- Đắk Lắk có 1 thầy giáo được tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc (02/12/2024)
- Thay đổi quy định điểm sàn khi xét tuyển đại học ngành y dược, sư phạm (02/12/2024)
- Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Cẩn trọng lựa chọn môn thi (29/11/2024)
- Nhiều thay đổi trong kỳ thi đánh giá năng lực (29/11/2024)
- Quy hoạch lại đào tạo nghề (29/11/2024)
- Giáo dục ý thức chấp hành giao thông trong trường học (28/11/2024)
- Cách tính điểm mới thi tốt nghiệp THPT: Hạn chế ‘ăn’ điểm do khoanh bừa (28/11/2024)
- Siết quy trình ra đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ (28/11/2024)
- Giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm: Có giảm cơ hội đỗ đại học của thí sinh? (27/11/2024)
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh 5000 chỉ tiêu trong đó 5% chỉ tiêu dành cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: 5% trong 5000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học 2020 cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
- Trường Đại học Tây Nguyên xét tuyển bổ sung gần 700 chỉ tiêu
- Nhiều cơ hội cho thí sinh với nguyện vọng bổ sung
- Rối bời tuyển sinh cao đẳng sư phạm
- Học tiếng Nhật miễn phí hè 2017 tại Đắk Lắk
- Giá cà phê hôm nay 3-12: Rớt giá khủng khiếp như bong bóng vỡ
- Giá cà phê hôm nay 5-12: Bật tăng trong bất ngờ
- Giá cà phê hôm nay 4-12: Giá lại giảm mạnh, có nên bán tháo?
- Bộ Y tế: Không đầu cơ, tăng giá thuốc trong dịp Tết 2025
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 27 (mở rộng): Tập trung triển khai thực hiện 4 nhiệm vụ lớn trong năm 2025
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản ATM cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tuỳ thân theo quy định
- Bị chấm dứt hợp đồng lao động do "Gây dư luận xấu"
- Huyện Krông Bông: Phức tạp tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép
- ĐÓN GIÁNG SINH – RINH ƯU ĐÃI CÙNG HYUNDAI ĐẮK LẮK!
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN