A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Nhà vệ sinh trường học: Liệu có giải quyết dứt điểm?

09:04 | 26/10/2018

Câu chuyện nhà vệ sinh trường học lâu nay vẫn là mối quan tâm lớn của học sinh và phụ huynh.

Trước thực tế có nhiều học sinh vùng khó vẫn còn thiếu, hoặc chưa được sử dụng nhà vệ sinh đạt chuẩn, ý tưởng về việc xã hội hóa xây dựng nhà vệ sinh tặng các em đang được nhen lên và được nhiều người ủng hộ.

Không gian nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn là niềm mơ ước của nhiều học trò. Ảnh: Mạnh Dũng.

Gần 30% nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn

Đây là thông tin vừa được ngành giáo dục công bố. Theo đó, hiện cả nước có 90.451 nhà vệ sinh cho học sinh các cấp tiểu học, THCS, THPT (tiểu học có 47.519 nhà vệ sinh; THCS có 30.689 nhà vệ sinh, THPT có 12.243 nhà vệ sinh). Tuy nhiên, nhà vệ sinh đang sử dụng tốt chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 67,3%. Như vậy môi trường học đường cả nước còn  gần 30% nhà vệ sinh không đạt tiêu chuẩn, chưa được kiên cố. Những nơi học sinh phải chịu thiệt thòi nhất chính là khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. 

Ở những địa phương mà phóng viên có dịp đi qua, có một thực tế là nhiều công trình trường học được đầu tư kinh phí xây dựng to, đẹp khang trang nhưng lại thiếu nhà vệ sinh khép kín; hoặc nhà vệ sinh xây dựng cách rất xa khu nhà học chính. Cũng có những nhà vệ sinh được xây dựng chuẩn khép kín, nhưng lại không có nước để vận hành kiểu “tự hoại”. Vậy là sau thời gian ngắn, nhà vệ sinh đẹp cũng rơi vào tình trạng hỏng hóc, không còn tác dụng.  

Bước vào đầu năm học mới 2018- 2019, Bộ GDĐT đã tạo yêu cầu các sở giáo dục tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhà vệ sinh và công trình nước sạch trong trường học. Để bảo đảm an toàn cho học sinh, các nhà trường không đưa vào sử dụng các công trình nhà vệ sinh không đạt tiêu chuẩn, không an toàn.

Bộ GDĐT cũng yêu cầu các địa phương rà soát, đánh giá thực trạng và lập kế hoạch cải tạo, xây dựng mới nhà vệ sinh và công trình nước sạch bảo đảm nhu cầu sử dụng; chú trọng triển khai mô hình tự quản của giáo viên và học sinh đối với các công trình nhà vệ sinh, nước sạch; gắn trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường về việc giữ vệ sinh trường học.

Trước đó, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017-2018, và triển khai nhiệm vụ năm 2018-2019 của ngành giáo dục, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức  Đam, năm học 2018-2019, ngành giáo dục cố gắng giải quyết bằng được vấn đề nhà vệ sinh trường học.

Dẫu thế, trên thực tế việc giải quyết dứt điểm vấn đề nhà vệ sinh trường học không phải đơn giản. 

Xã hội hóa   

Thực trạng còn gần 30% nhà vệ sinh không đạt chuẩn khiến nhiều bậc phụ huynh thực sự lo lắng. Chúng tôi cũng đã từng đề cập trong những bài viết trước đây, rằng một trong những tiêu chí thiết thực của “trường học thân thiện”  chính là cái nhà vệ sinh. Lẽ ra đây phải là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môi trường học đường. Chỉ tiếc nhà vệ sinh lâu nay luôn là nỗi ám ảnh với học trò.

Mới đây, một nhóm kiến trúc sư (KTS) tại Hà Nội đã chung tay thiết kế nhà vệ sinh dành cho học sinh vùng khó khăn, với tiêu chí phù hợp với cảnh quan môi trường và điều kiện sinh hoạt của người dân bản địa.

Theo đó, đại diện nhóm, KTS  Đoàn Thanh Hà cho rằng việc được tiếp cận thiết bị vệ sinh là quyền của con người và nhu cầu về nhà vệ sinh chưa bao giờ giảm. Thế nhưng,vấn đề này trong trường học lại chưa bao giờ hết nhức nhối. Hiện học sinh nhiều trường vùng khó vẫn phải đi vệ sinh nhờ, thậm chí đi thẳng ra môi trường tự nhiên. Nhưng để có đủ lực xây dựng nhà vệ sinh tặng cho học sinh vùng cao, rất cần tới sự quan tâm của cộng đồng, sự chung tay của các mạnh thường quân. 

Đồng tình với quan điểm của nhóm KTS nói trên, nhiều phụ huynh chia sẻ: Chúng ta nên làm nhà vệ sinh tiêu chuẩn cao cho các em ở vùng núi, vùng xa xôi trước. Những cái tốt nhất, đẹp nhất, tiện nghi nhất nên nhường cho các em học sinh vùng xa xôi hẻo lánh- vốn đã thiệt thòi hơn so với các bạn ở dưới xuôi.

Tuy nhiên, sự chung tay ấy cũng không thể góp phần giải quyết hết nhu cầu về nhà vệ sinh trường học đang còn dang dở hiện nay. Một số phụ huynh cho rằng, để nhà vệ sinh trường học bẩn, không đạt yêu cầu, trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về hiệu trưởng. Bên cạnh việc đôn đốc việc dạy và học, lãnh đạo nhà trường cũng phải quan tâm tới việc giám sát gìn giữ không gian nhà vệ sinh trường học mỗi ngày. 

Mạnh Dũng

    nguồn daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ