Mức sàn học phí năm học 2023-2024 dự kiến điều chỉnh thế nào?
08:08 | 18/09/2023
Theo đánh giá của Bộ GDĐT, nếu học phí năm học 2023-2024 thực hiện theo Nghị định 81 thì mức trần sẽ tăng cao, có khối ngành tăng gần 100% so với năm học trước.
Giữ ổn định học phí trong 3 năm
Bộ GDĐT vừa trình Chính phủ tờ trình dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Theo đánh giá của Bộ, nếu học phí năm học 2023-2024 thực hiện theo Nghị định thì mức trần sẽ tăng cao, có khối ngành tăng lên gần 100% so với năm học trước.
Mức học phí của các cơ sở giáo dục công lập được giữ ổn định trong 3 năm qua.
Tại tờ trình dự thảo, Bộ GDĐT cho biết Nghị định 81 được Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ năm 2021. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 165/NQ-CP về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022-2023.
Theo đó, mức học phí của cơ sở giáo dục công lập tiếp tục được giữ ổn định so với năm học 2021-2022.
Như vậy, lộ trình học phí theo quy định tại Nghị định số 81 đến năm học 2022-2023 chưa được áp dụng. Mức thu học phí đã không tăng trong 3 năm học vừa qua (từ năm học 2020-2021 đến năm học 2022-2023).
Nghị quyết 165/NQ-CP chỉ áp dụng cho năm học 2022-2023, nếu năm 2023 không có quy định khác thì mức học phí năm học 2023 - 2024 sẽ áp dụng theo quy định tại Nghị định số 81, theo đó sẽ tăng cao so với mức học phí năm học 2022-2023.
Cụ thể, mức trần học phí giáo dục đại học công lập năm học 2023-2024 sẽ tăng bình quân 45,7% so với năm học 2022-2023, đặc biệt, khối ngành y dược tăng 93%; khối ngành nhân văn, khoa học xã hội tăng 53% so với năm học trước.
Đề xuất lùi 1 năm tăng học phí
Bộ GDĐT cho hay, qua phản ánh và thảo luận, góp ý của các cơ quan trung ương, địa phương, học phí năm học 2023-2024 cần phải được điều chỉnh tăng để bảo đảm nguồn lực nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất trong điều kiện nguồn lực đầu tư hạn chế, ngân sách chi thường xuyên bị cắt giảm hằng năm.
Đặc biệt, đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, thu từ học phí chiếm tỷ trọng chủ yếu (trên 80% tổng nguồn thu của trường), khả năng khai thác từ các nguồn thu khác còn hạn chế. Nhiều cơ sở giáo dục đại học đề nghị được áp dụng mức thu học phí theo lộ trình quy định tại Nghị định số 81 để có thể bù đắp chi phí hoạt động thường xuyên, nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện lộ trình tự chủ.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, nếu học phí năm 2023-2024 thực hiện theo mức quy định tại Nghị định số 81 sẽ gây khó khăn cho phụ huynh, học sinh.
Theo đó, hầu hết thống nhất đề nghị cần tăng học phí so với năm học 2022-2023 nhưng có thể chậm lại 1 năm so với lộ trình tăng học phí theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.
Đối với người học, theo Bộ GDĐT việc lùi 1 năm tăng học phí so với quy định sẽ giảm áp lực tài chính cho người học.
Theo tờ trình, mức học phí của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông năm học 2023-2024 bằng mức năm 2022-2023 tại khoản 2, điều 9 Nghị định số 81.
Mức sàn học phí của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông năm học 2023-2024 được điều chỉnh giảm so với mức sàn năm học 2022-2023 tại khoản 2, điều 9 Nghị định số 81 để phù hợp với đề xuất, điều kiện thực tế tại địa phương.
Cụ thể như sau:
Ở cấp tiểu học, học sinh không phải đóng học phí. Khung học phí tại Nghị định số 81 là căn cứ để địa phương quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở các địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc diện được hưởng chính sách giảm học phí theo quy định.
HĐND cấp tỉnh căn cứ vào quy định trên để quyết định khung học phí hoặc mức thu học phí cụ thể đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và quyết định việc sắp xếp, phân loại các vùng trên địa bàn để cơ sở giáo dục áp dụng mức thu học phí.
Mức học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập dự kiến như sau:
NGUYỄN HOÀI
Bài viết gốc: http://daidoanket.vn/muc-san-hoc-phi-nam-hoc-2023-2024-du-kien-dieu-chinh-the-nao-5728629.html
Nguồn: daiđoanket.vn
CÁC TIN KHÁC
- Bộ GDĐT đề xuất chính sách tiền lương mới cho giáo viên (19/09/2023)
- Bộ Giáo dục đề xuất tăng học phí đại học (18/09/2023)
- Tìm động lực để trẻ chăm học (18/09/2023)
- Nhân lực IT: Cung không đủ cầu (18/09/2023)
- Để học thêm không trở thành gánh nặng - Bài 1: Nghịch lý cấm và quản (18/09/2023)
- Số người chọn học nghề ngày càng tăng (16/09/2023)
- ‘Sốt’ phòng trọ, chung cư mini, tân sinh viên lưu ý gì khi tìm chỗ ở? (15/09/2023)
- Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Hoàn thành trong tháng 9 (14/09/2023)
- Từ chối xác nhận nhập học đại học, thí sinh chờ đợi xét tuyển bổ sung? (13/09/2023)
- Tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023 - 2024 (13/09/2023)
- Thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ gồm các môn nào? (13/09/2023)
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh 5000 chỉ tiêu trong đó 5% chỉ tiêu dành cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: 5% trong 5000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học 2020 cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
- Trường Đại học Tây Nguyên xét tuyển bổ sung gần 700 chỉ tiêu
- Nhiều cơ hội cho thí sinh với nguyện vọng bổ sung
- Rối bời tuyển sinh cao đẳng sư phạm
- Học tiếng Nhật miễn phí hè 2017 tại Đắk Lắk
- Một cô giáo tử vong trong tư thế treo cổ
- Triển khai thủ tục đấu giá cơ sở nhà, đất của Bệnh viện Đa khoa tỉnh
- Tranh luận "nảy lửa" vụ xét xử người lấy 1 khúc gỗ muồng
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian từ ngày 09/10 đến ngày 15/10/2023
- Việt Nam sẽ có vaccine sốt xuất huyết
- Hết lo COVID-19, cảnh giác với Nipah
- Taxi điện của tỉ phú Phạm Nhật Vượng đạt mốc 6 triệu hành khách
- Trong tháng 10, Biển Đông có thể đón 1-2 cơn bão
- Giá vàng nhẫn rớt cả triệu đồng, nhiều người “đu đỉnh” nguy cơ lỗ nặng
- Giá vàng hôm nay 29-9: Vàng nhẫn 24K giảm sâu
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN