A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: Sôi động ngành bán lẻ

09:16 | 24/08/2018

Làn sóng mua bán, sáp nhập DN đang phủ rộng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó mạnh mẽ nhất là lĩnh vực bán lẻ.

 Trước thực tế này, không ít ý kiến cho rằng, nếu DN Việt không có sự chủ động trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, nguy cơ mất sân nhà là rất lớn.

Thị trường bán lẻ là miếng bánh béo bở vô cùng hấp dẫn các “đại gia” nước ngoài.

Làn sóng M&A  ngày càng mạnh mẽ

Thời gian qua, dư luận xã hội đã chứng kiến hàng loạt các vụ mua bán, sáp nhập (M&A) của các DN cả trong và ngoài nước. Giới chuyên gia kinh tế nhận định, trong 10 năm qua, kể từ khi Diễn đàn M&A Việt Nam được tổ chức, hoạt động M&A như một dòng chảy mạnh mẽ, tạo nên những con sóng lớn đưa dòng vốn đầu tư gián tiếp chuyển dịch từ những khu vực có hiệu quả thấp sang những nơi có khả năng sinh lời cao hơn.  Nói cách khác, xu thế này đang ngày càng trở nên mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực kinh tế từ bất động sản, viễn thông, ngành bán lẻ, tiêu dùng, thực phẩm… 

Không chỉ chứng kiến các thương vụ M&A của các “đại gia” ngoại, mà thị trường còn nổi lên những cuộc “hôn nhân” giữa các DN trong nước với sự trỗi dậy của các tập đoàn tư nhân lớn như Vingroup, Masan, Kinh Đô, Viettel, Vinamilk,…

Riêng trong lĩnh vực bán lẻ, nổi lên mạnh mẽ là thương vụ mua bán giữa “ông lớn” Thái Lan khi thâu tóm Big C và Metro, hay sự vụ Central Group đã mua lại số lượng cổ phần lớn của Cty Đầu tư phát triển công nghệ và Giải pháp mới – đơn vị sở hữu Cty thương mại Nguyễn Kim…

Mới đấy nhất, phải kể đến thương vụ đầu tư của “ông lớn” đến từ Nhật Bản đấy là Tập đoàn AEON vốn đã quen thuộc có phân khúc bán lẻ Việt Nam các năm gần đấy.

Thông qua Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam Tập đoàn AEON đã áp dụng đầu tư thêm 1 trọng điểm thương mại ở Hải Phòng có tổng vốn đầu tư trị giá 190 triệu USD. Dự án này đi vào triển khai nâng tổng số dự án đầu tư vào hạ tầng thương mại của nhà đầu tư này lên 6 dự án có tổng vốn đầu tư đạt dao động 1 tỷ USD.

Thương hiệu Lotte Mart của Hàn Quốc cũng lên kế hoạch mở 60 cửa hàng tại Việt Nam đến năm 2020. Thêm vào đó, chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Hàn Quốc cũng đã bắt đầu “tấn công” thị trường Việt, với tham vọng mở 2.500 cửa hàng trên toàn quốc trong 10 năm tới.

DN Việt chủ động  nếu không muốn mất sân nhà

Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bán lẻ là miếng bánh béo bở vô cùng hấp dẫn các “đại gia” nước ngoài.  Trong năm 2017, doanh số bán lẻ tại Việt Nam đạt xấp xỉ 129 tỷ USD, tăng trưởng 11% so với năm ngoái và đây là một tỷ lệ khá cao nếu so sánh với khu vực Đông Nam Á nói riêng. Với dân số gần 100 triệu người, gần 70% ở độ tuổi lao động, 34% sinh sống ở đô thị và GDP khoảng 2.385 đô la/người (tăng 10% mỗi năm), thị trường bán lẻ tại Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng vô cùng lớn.

Báo cáo của Bộ Công thương cho biết, Việt Nam thuộc top 30 quốc gia có thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới. Trong những năm gần đây, hàng loạt các nhà bán lẻ nổi tiếng từ Nhật, Pháp, Thái Lan… đầu tư vào Việt Nam khiến thị trường bán lẻ cạnh tranh khốc liệt.

Cùng với đó, hàng loạt các thương vụ M&A cũng diễn ra sôi động tạo nên sức hấp dẫn lớn của ngành bán lẻ nước nhà. Theo giới chuyên gia, đây là một thách thức lớn đối với các DN bán lẻ trong nước song cũng là thời cơ các nhà bán lẻ phải thay đổi, tăng sức cạnh tranh và đưa ra chiến lược đầu tư đúng đắn.

Nhận định về vấn đề này, TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, trong cuộc đua với làn sóng M&A có sự tham gia của các “đại gia” ngoại, các DN Việt cần xây dựng những chiến lược dài hơi, xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và tận dụng triệt để những lợi thế sân nhà như thói quen, tâm lý tiêu dùng của người Việt, đó là những thế mạnh mà chúng ta hơn các “đối thủ”. 

Nhiều ý kiến cho rằng, lĩnh vực bán lẻ nói riêng và nhiều lĩnh vực kinh tế khác đang chứng kiến cuộc đua tranh của làn sóng M&A rất khốc liệt. Chính bởi vậy, ngoài sự nỗ lực, chủ động của bản thân các DN trong nước, cũng rất cần có sự hỗ trợ của nhà quản lý trong việc tạo điều kiện, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho cộng đồng DN.

Theo ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia về lĩnh vực bán lẻ, không thể lơ là trong việc phát triển thị trường bán lẻ. “Chính phủ cần tạo môi trường phát triển công bằng, lành mạnh để các DN cùng cạnh tranh một cách minh bạch”.  

 Minh Phương

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ