A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Hàng Việt chật vật thâm nhập thị trường ASEAN

09:30 | 11/10/2018

Sau 3 năm tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), lượng hàng hóa “made in Vietnam” thâm nhập được vào thị trường này rất khiêm tốn. AEC vốn là thị trường chung không biên giới, tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa thể tận dụng được nhiều.

Hàng Việt vẫn chưa thực sự tìm đường vào thị trường 600 triệu dân của ASEAN.

Doanh nghiệp thờ ơ

Đó là ý kiến của đại diện các cơ quan quản lý và chuyên gia kinh tế đưa ra tại Hội thảo “Thị trường ASEAN: Lối đi nào cho doanh nghiệp Việt?” tổ chức hôm 10/10. 

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, hình thành một thị trường chung là điều hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp (DN), bởi vậy, khu vực ASEAN lên kế hoạch xây dựng một AEC với hơn 600 triệu dân – một thị trường không hề nhỏ. AEC hình thành giúp tăng cường hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua hình thức tự do luân chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư.

Song song đó, AEC còn thực hiện cắt giảm về thuế quan. Sau 3 năm thành lập AEC, hàng hóa các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia,…“đổ bộ” vào thị trường Việt Nam.

Đặc biệt, rất nhiều mặt hàng của các nước trong khu vực chủ động chiếm lĩnh thị trường ở trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống. Tại TP HCM, con số nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN cao hơn 2,6 lần so với xuất khẩu. Điều này cho thấy, nhập siêu từ ASEAN là đáng lo ngại. Trước sự thâm nhập của DN trong AEC, nhiều DN trong nước tỏ ra quan ngại.

Trong khi hàng hóa của các nước ASEAN liên tục len lỏi vào thị trường trong nước, hàng Việt Nam xuất khẩu vào AEC lại quá khiêm tốn. Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho hay, sau 3 năm thành lập AEC, DN Việt biết AEC chiếm khoảng 50% nhưng tỷ lệ DN biết rõ và tìm hiểu thị trường lại rất ít. Đây chính là lý do mà hàng Việt vào thị trường này ở mức thấp.

Bà Tuệ Anh cho hay: “AEC là thị trường chung không biên giới nhưng Việt Nam không tận dụng được nhiều. Thật đáng tiếc vì Việt Nam xuất khẩu vào ASEAN hiện đang ở mức thấp nhất so với các nước khác trong khu vực. Trong tổng số 100% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu ra thế giới thì chỉ có 9,8% vào thị trường ASEAN. Trong khi đó, tỷ lệ xuất khẩu trung bình của các nước ASEAN vào nội khối là 24%.”.

Ông Phạm Thành Kiên - Giám đốc Sở Công thương TP HCM cho hay, từ năm 2015 đến 2017 lượng hàng hóa từ TPHCM xuất khẩu vào ASEAN đều tăng. Cụ thể, năm 2016 kim ngạch xuất khẩu đạt 3,31 tỷ USD, tăng 13% so với 2015. Năm 2017 kim ngạch đạt 3,47 tỷ USD, tăng 4% so với 2016. Theo ông Kiên, xuất khẩu của Việt Nam vào AEC có tăng nhưng không tăng đột biến sau khi AEC được thành lập. Năm 2014, mức kim ngạch xuất khẩu đã cao hơn cả năm 2015, gần bằng năm 2016, đạt 3,24 tỷ USD.

Cần giải pháp đồng bộ

Theo bà Tuệ Anh, so sánh với các hiệp định thương mại khác thì các cam kết về cắt giảm thuế quan trong AEC là cao nhất và nhanh nhất. Cho đến nay, Việt Nam đã hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế quan trong AEC. Nhờ vậy, DN Việt có cơ hội xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh, mở rộng thị trường, ngoài ra còn có ưu đãi khi nhập khẩu vì thuế quan giảm, nguồn hàng, đầu vào chất lượng hơn. Tuy nhiên, kết quả đạt được không thật sự như mong đợi.

Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, việc tận dụng ưu đãi thuế quan của DN càng ngày càng giảm. Ông Phạm Thiết Hòa - Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP HCM (ITPC) nói rằng có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc các DN Việt Nam chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường ASEAN. Theo ông Hòa, vấn đề cố hữu là hình thức sản phẩm chưa đa dạng, giá chưa cạnh tranh, hệ thống phân phối hàng hóa còn thiếu và yếu.

Để tận dụng cơ hội và phát huy có hiệu quả các lợi thế trong quá trình tham gia AEC, ông Kiên cho rằng, DN cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động, sáng tạo, không ngừng tự đổi mới, xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể để thâm nhập vào các thị trường này.

Trong đó, chiến lược kinh doanh cần theo sát xu hướng tiêu dùng của người dân mỗi nước ASEAN, liên kết với nhà phân phối nội địa uy tín, có năng lực, vì thực tiễn cho thấy, sản phẩm của mỗi nước, mỗi DN đều nằm trong chuỗi giá trị của khu vực hay chuỗi giá trị của toàn cầu.

Phía CIEM cho rằng, rất khó phát triển thị trường nếu không chủ động nâng cao nhận thức, chỉ nhờ vào “quan hệ” và thiếu sự hỗ trợ của bộ, ngành liên quan.    

* Sau 3 năm thành lập AEC, hàng hóa các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…“đổ bộ” vào thị trường Việt Nam. Trong khi hàng Việt Nam xuất khẩu vào AEC lại quá khiêm tốn. Lượng hàng Việt Nam xuất khẩu vào ASEAN hiện đang thấp nhất so với các nước khác trong khu vực.

Thanh Giang

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ