Nghề may gia công: Cơ hội việc làm cho lao động tại xã Quảng Điền
13:37 | 14/02/2019
Hai năm gần đây, khi các cơ sở may gia công được thành lập tại xã Quảng Điền (huyện Krông Ana), hàng chục lao động địa phương đã có việc làm thường xuyên và nguồn thu nhập ổn định từ nghề này.
Từng là công nhân may mặc cho một công ty tại TP. Hồ Chí Minh, với nguồn thu nhập tầm 10 triệu đồng/tháng, nhưng em Phạm Văn Hiểu (SN 1993, ngụ thôn 3) cũng chỉ đủ trang trải tiền thuê nhà và sinh hoạt hằng ngày. Nhận thấy cuộc sống công nhân nơi đất khách quê người không mấy dễ dàng, sau 4 năm (từ 2012-2016) Hiểu đã quyết định về quê lập nghiệp. Hành trang trong tay của em là kinh nghiệm may mặc 4 năm tại TP. Hồ Chí Minh và một ít vốn tích cóp được. Đầu năm 2017, cơ sở may gia công của vợ chồng Hiểu được thành lập, tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động. Sau 2 năm hoạt động, hiện nay số lao động có việc làm thường xuyên tại cơ sở của vợ chồng Hiểu là 14 người, trong đó chủ yếu là lao động nữ với 11 người. Hiểu cho biết, với số lao động hiện tại, mỗi tháng cơ sở của gia đình nhận về khoảng 10 ngàn sản phẩm đồ bộ nữ để may gia công cho các công ty ở TP. Hồ Chí Minh. Nguồn hàng ổn định nên tất cả các lao động tại cơ sở đều có việc làm thường xuyên, thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.
Chị Trần Thị Hoa (SN 1983, thôn 3) chia sẻ, trước đây khi chưa tham gia vào cơ sở may gia công của gia đình Hiểu, chị từng làm thợ may tại nhà. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng quần áo may ngày càng ít dần nên nguồn thu nhập từ nghề này bấp bênh, không đủ trang trải cuộc sống hằng ngày. Vì thế, đã có thời gian chị gác máy, ở nhà làm ruộng với chồng. Từ ngày cơ sở gia công của gia đình em Hiểu hình thành, chị đã đăng ký và gắn bó 2 năm nay, với nguồn thu nhập ổn định tầm 4 triệu đồng/tháng.
Cơ sở may gia công của đôi vợ chồng trẻ Phạm Văn Hiểu
Còn em Trần Văn Đoàn (SN 1990, thôn 2) trước đây cũng làm thuê nay đây mai đó ở tỉnh Quảng Nam và TP. Hồ Chí Minh, nhưng nguồn thu chẳng được bao nhiêu do phải trả các loại chi phí từ tiền phòng trọ, tiền xe đi lại… Năm 2018 Đoàn quyết định không làm thuê xa nhà nữa mà đã đăng ký vào cơ sở may gia công của gia đình Hiểu. Đoàn tâm sự, với nguồn thu tầm 5 triệu đồng/tháng tuy không cao so với đi làm xa nhà, nhưng đổi lại được gần gia đình, lại không phải trả tiền phòng trọ, chi phí đi lại nên hằng tháng em vẫn tích lũy được một khoản. Cùng với đó, bản thân em cũng có thời gian chăm lo cho gia đình, những lúc rảnh tranh thủ phụ vợ việc ruộng đồng, nương rẫy.
Tương tự, tại cơ sở may gia công của vợ chồng chị Nguyễn Thị Bích Trâm (SN 1985, thôn 3), hơn một năm nay đã tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương. Cũng như Hiểu, trước khi mở cơ sở, Trâm đã có 6 năm làm công nhân may mặc ở TP. Hồ Chí Minh. Song từ khi lập gia đình, đồng lương công nhân không đủ trang trải cho đôi vợ chồng trẻ và con nhỏ. Năm 2012, Trâm quyết định về lập nghiệp ở quê. Trong thời gian 5 năm (2012-2017), Trâm vẫn theo nghề may bằng cách nhận may gia công áo khoác gió cho một số cơ sở may mặc ở khu vực thị trấn Buôn Trấp. Đầu năm 2018, với số vốn có sẵn 50 triệu đồng, vợ chồng Trâm mạnh dạn vay thêm 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để mở cơ sở. Theo đó, hằng tháng vợ chồng Trâm lấy hàng thể thao trẻ em từ một xưởng may trong TP. Hồ Chí Minh về may gia công. Với số lượng 12 máy, mỗi tháng cơ sở của vợ chồng Trâm nhận may khoảng 12 ngàn bộ đồ thể thao trẻ em, mức thu nhập bình quân của người lao động đạt 4 triệu đồng/người/tháng.
Chị Nguyễn Thị Phượng, công nhân may tại cơ sở cho hay, trước đây chị cũng nhận hàng về may gia công tại nhà, nhưng số lượng hàng ít nên thu nhập chẳng đáng bao nhiêu. Sau 5 tháng làm việc tại cơ sở của gia đình chị Trâm, thu nhập của chị ổn định hơn. Theo chị, công việc này phù hợp với nhiều chị em lứa tuổi như chị, lại được làm việc gần nhà nên có thời gian chăm sóc, đưa đón con cái đi học, đồng thời thu xếp được việc nhà.
Em Trần Văn Đoàn làm việc tại cơ sở may gia công.
Có thể khẳng định việc hình thành các cơ sở may gia công tại một xã thuần nông như Quảng Điền đã góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi tại địa phương. Đây cũng là hướng đi mới trên hành trình khởi nghiệp của các bạn trẻ như Hiểu và Trâm mà không phải xa quê hương.
Hoàng Tuyết
nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”
CÁC TIN KHÁC
- Doanh nghiệp kiếm bộn tiền ngày 'vía Thần Tài' (16/02/2019)
- Giao dịch chứng khoán tại Agribank Đắk Lắk đạt 302 tỷ đồng (14/02/2019)
- Chênh lệch tăng cao, vàng có bị 'thổi giá' trong ngày Thần Tài? (14/02/2019)
- Tiệm tạp hóa đang thay đổi để "đấu" với cửa hàng tiện lợi (14/02/2019)
- Nhiều chính sách ưu đãi doanh nghiệp khoa học và công nghệ (14/02/2019)
- Vì sao nhiều người đổ xô mua vàng, cá lóc, heo quay trong ngày vía Thần Tài? (14/02/2019)
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 15,63% (14/02/2019)
- Rồng rắn xếp hàng từ 5 giờ sáng ở tiệm vàng "rước" Thần Tài về nhà (14/02/2019)
- Lễ Tình nhân: Hoa tươi, sô-cô-la hút hàng (14/02/2019)
- Sôi động thị trường vàng dịp vía Thần Tài (14/02/2019)
- Đất lành – hoa nở (13/02/2019)
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn
Ban tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 cho biết,...
- Góp ý các dự thảo truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Đắk Lắk sẽ tổ chức Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt
- Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
- Đắk Lắk có 2 thí sinh tham gia vòng Chung kết Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc” lần thứ VI
Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04
Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể
- Bùng nổ ưu đãi
- Mừng chi nhánh mới Buôn Ma Thuột: Khai trương giảm sốc- Chào hè cực bốc
- Trải nghiệm Hyundai, nhận ngay ưu đãi tại thị trấn Phước An
- Chương trình Mua Xe Tặng Vàng - Ngập Tràn Ưu Đãi
Sầu riêng và những bước đi trên con đường chính ngạch
Sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch là cơ hội lớn để ngành hàng này phát triển.
- Đắk Lắk: Lễ hội nâng tầm sầu riêng Krông Pắc
- Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ nhất
- Sẽ biểu diễn bay khinh khí cầu tại Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022
- Huyện Krông Pắc: Ra mắt mô hình trồng dổi lấy hạt tại xã Ea Yiêng
- Thả 14.000 con cá giống xuống hồ thủy lợi Ea Drăng
- Lợi ích "kép" từ du lịch - nông nghiệp
- Giá cà phê hôm nay 28-11: Tăng "điên cuồng", phá vỡ mọi đỉnh lịch sử
- Nợ chồng chất, trường chuyển giao quyền sở hữu
- Thủ tướng giao Bộ Công an xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán hàng online
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn
- Ngân hàng "đua" tặng quà, làm việc ngoài giờ để cập nhật sinh trắc học
- Một sinh viên tử vong, nghi điện giật trong giờ thực hành
- Thủ tướng chốt phương án nghỉ Tết nguyên đán 9 ngày liên tục
- Hộ kinh doanh thu trên 200 triệu đồng một năm mới phải đóng thuế VAT
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN