A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Giải vây tín dụng đen giúp người lao động

08:23 | 08/05/2019

Theo Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đang được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội lấy ý kiến, người lao động được tạm ứng tối đa không quá 3 tháng lương và không bị tính lãi suất khi hoàn trả.

Cụ thể, Điều 112 của dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi ghi: “Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do 2 bên thoả thuận và không bị tính lãi suất khi hoàn trả. Mức tạm ứng tiền lương tối đa không quá 3 tháng lương của người lao động”. Điều này, nếu được thực thi, sẽ là một biện pháp “giải vây” cho người lao động khi mà tín dụng đen vẫn hoành hành.

Ở các khu công nghiệp, tờ rơi mời chào vay vốn được dán trên cột điện, tường nhà công khai. 

Tín dụng đen bủa vây 

Thu nhập thấp, phải thuê nhà trọ, đời sống bấp bênh, không ít người lao động phải vay nóng từ tín dụng “đen” dù lãi suất của nó không hề thấp. Đây không phải là câu chuyện mới, vì thế ở các khu công nghiệp không khó để nhận thấy các hiệu cầm đồ, cho vay nóng mọc lên như nấm. 

Về pháp lý, dù Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, trong giao dịch dân sự, người nào cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự (hiện là 20%/năm), thu lợi bất chính từ 30 đến dưới 100 triệu đồng... sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 200 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Trường hợp phạm tội thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đến một tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.Trường hợp việc cho vay lãi nặng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 5 đến 15 triệu đồng.

Pháp luật không đặt ra trách nhiệm pháp lý đối với người đi vay trong các giao dịch dân sự cho vay lãi nặng. Ngược lại, họ được pháp luật bảo vệ trong các giao dịch dân sự này. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, người đi vay có đủ bằng chứng chứng minh vay tiền của lãi nặng thì sẽ chỉ phải trả số tiền gốc cùng với số tiền lãi tính theo lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên nhiều người lao động do còn hạn chế về kiến thức pháp luật, đồng thời với nguồn thu nhập eo hẹp, khi cần tiền để trang trải cho công việc, cuộc sống, không ít công nhân đã tìm đến các tổ chức “tín dụng đen” chấp nhận mức lãi suất trên trời để vay được khoản tiền nhanh chóng. Sau khi sự việc xảy ra, đa số người vay đều cắn răng chịu đựng chứ không đến trình báo với cơ quan chức năng.

Đánh giá về thực trạng tín dụng “đen” trong công nhân, báo cáo mới nhất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng cho biết, thời gian qua, lợi dụng những khó khăn về tài chính của công nhân, nhất là công nhân các khu công nghiệp - khu chế xuất, nạn cho vay nặng lãi đang hoành hành với những chiêu thức tinh vi. Đã có nhiều công nhân là nạn nhân của tín dụng đen, phải vay với lãi suất rất cao, thành con nợ không có khả năng thanh toán, bị hăm dọa, đánh đập, thậm chí họ phải bỏ trốn đi nơi khác hoặc nghỉ việc về quê. 

Người lao động được tạm ứng tối đa 3 tháng lương

Để hạn chế tình trạng tín dụng đen bủa vây người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có văn bản gửi công đoàn các cấp cơ sở yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền nhằm ngăn chặn hoạt động tín dụng đen trong công nhân. Cùng với đó công an các địa phương nơi có khu công nghiệp - khu chế xuất đã có những giải pháp cụ thể về phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật đối với cơ sở, đối tượng kinh doanh dưới hình thức kinh doanh tài chính. Dù vậy, do đời sống khó khăn nên vẫn còn không ít người lao động tìm đến “tín dụng đen”. Chính vì vậy việc bổ sung Điều 112 tại dự thảo Bộ Luật Lao động 2012 được xem là cần thiết. 

Thực tế pháp luật lao động hiện hành, thì tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Cụ thể tại Khoản 1, Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2012, quy định người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Theo đó, pháp luật chỉ quy định việc tạm ứng lương trong trường hợp áp dụng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm mà công việc đó kéo dài trong nhiều tháng mới hoàn thành. Như vậy (trước khi có dự thảo Bộ luật Lao động năm 2012 sửa đổi), trường hợp doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương giờ, lương ngày, lương tuần, lương tháng mà doanh nghiệp do gặp khó khăn không trả lương đúng thời hạn quy định, thì việc tạm ứng lương (nếu có) là do hai bên tự thỏa thuận, chứ pháp luật không quy định tạm ứng tối đa bao nhiêu %. Chính vì vậy với quy định cụ thể số tiền người lao động được tạm ứng sẽ góp phần giúp người lao động đảm bảo nguồn thu nhập trong lúc khó khăn. 

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia lao động việc làm, các quy định trong Dự thảo về tạm ứng lương có sự điều chỉnh nhất định cho phù hợp với thực tế nhu cầu đời sống của người lao động, phần nào hạn chế ảnh hưởng của tín dụng đen đối với người lao động.

Lê Bảo

    nguồn: daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ