Phân chia lại các vùng kinh tế trên cả nước
09:17 | 05/06/2020
Phương án nhận được nhiều lựa chọn là tách vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thành 2 vùng: Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ
Ngày 4-6, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp về Phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030 để triển khai thực hiện Luật Quy hoạch. Phương án phân vùng là tiền đề để lập các quy hoạch vùng. Do đó, việc xây dựng và thông qua phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030 là rất cần thiết để có cơ sở kịp thời triển khai lập các quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030.
Đề xuất 2 phương án
Hiện nước ta được phân thành 6 vùng kinh tế - xã hội gồm vùng Trung du và Miền núi phía Bắc (14 tỉnh), vùng Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh, thành phố), vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố), vùng Tây Nguyên (5 tỉnh), vùng Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố) và vùng ĐBSCL (13 tỉnh, thành phố).
Triển khai Luật Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí và đề xuất các phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030. Bộ KH-ĐT đã trình Chính phủ 2 phương án phân vùng như sau:
Phương án 1: Giữ nguyên 2 vùng (vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng ĐBSCL). Tách vùng Trung du và Miền núi phía Bắc hiện tại thành vùng Đông Bắc và Tây Bắc; tách vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung hiện tại thành Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ (tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa vào vùng Nam Trung Bộ), điều chỉnh tỉnh Bình Thuận sang vùng Đông Nam Bộ và gộp 4 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lăk, Đắk Nông) vào vùng Nam Trung Bộ. Vùng Đông Nam Bộ mới được hình thành trên cơ sở vùng Đông Nam Bộ hiện nay và bổ sung 2 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận.
Theo tổng hợp của Bộ KH-ĐT, phương án này được 1 bộ và 4 địa phương đồng thuận.
Phương án 2: Được xây dựng trên cơ sở phương án phân vùng giai đoạn 2011 - 2020 hiện nay, tách vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thành 2 vùng: vùng Bắc Trung Bộ và vùng Nam Trung Bộ; mở rộng vùng Đồng bằng sông Hồng thêm các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang để trở thành vùng Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ. Cụ thể:
Phương án 2 được đa số các bộ, ngành, địa phương đồng thuận. (Nguồn: Bộ KH-ĐT)
Vùng Miền núi phía Bắc gồm 10 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. Vùng Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ gồm 15 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh. Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Vùng Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM. Vùng ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành phố: TP Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
Phương án 2 được đa số các bộ, ngành, địa phương đồng thuận. Tính đến ngày 4-6, phương án này được 10/14 bộ, ngành và 49/59 địa phương chọn. Đây là phương án do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề xuất và chỉ đạo nghiên cứu, hoàn thiện.
Phát huy tiềm năng, lợi thế
Theo ý kiến các bộ - ngành, phương án 2 được đánh giá là có tính kế thừa phương án phân vùng trước đây, tính ổn định cao và ít gây xáo trộn về vùng. Đồng thời, mở rộng không gian phát triển mới cho vùng Đồng bằng sông Hồng để hình thành vùng Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, tạo điều kiện cho một số tỉnh trước đây thuộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc có điều kiện phát triển nhanh hơn.
Việc tách vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thành hai vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ cũng được đánh giá là hợp lý, do diện tích vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung hiện đến hơn 1.300 km, làm hạn chế các hoạt động giao lưu, kết nối. Vùng này lại sở hữu nhiều vùng văn hóa, lịch sử và con người rất khác nhau, có sự khác biệt đặc trưng về khí hậu giữa hai phần Nam và Bắc đèo Hải Vân ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Về vùng Tây Nguyên, phương án 2 cho rằng cần phải giữ quy hoạch vùng, không thể ghép với vùng Nam Trung Bộ. Lý do là Tây Nguyên có những đặc trưng văn hóa, dân tộc và đời sống xã hội cần được gìn giữ để phát huy. Tây Nguyên có nhiều yếu tố về kinh tế - xã hội, an ninh chính trị cần được quan tâm, có chính sách riêng để xử lý hài hòa. Bên cạnh đó, về điều kiện tự nhiên, địa hình vùng Tây Nguyên khác so với các tỉnh Nam Trung Bộ.
Phát biểu tại cuộc họp, đa số chuyên gia ủng hộ phương án 2 với nhiều yếu tố hợp lý hơn, góp ý điều chỉnh một số nội dung, đồng thời kiến nghị nhiều vấn đề về phân vùng, quy hoạch. Theo GS-TS Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, việc phân vùng phải gắn kết các tỉnh - thành, gắn kết nguồn lực, nếu không thì phân vùng, quy hoạch chỉ là sự cộng dồn của các địa phương. PGS-TS Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, cho rằng đã có những quy hoạch, nhưng thiếu 3 vấn đề về thể chế rất lớn, đó là: cơ quan điều phối vùng, chính sách tài khóa vùng, chính sách liên kết vùng. Trong đó, cơ quan điều phối vùng, chính sách tài khóa vùng thì không hiện diện trong các văn bản pháp luật, còn vấn đề liên kết vùng được đề cập nhiều nhưng thực hiện còn mờ nhạt. Ông kiến nghị chuyển Long An về với miền Đông Nam Bộ, gắn kết hơn với vùng kinh tế trọng điểm mà TP HCM là trung tâm.
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ KH-ĐT bỏ phương án 1, lấy phương án 2 làm cơ sở, xây dựng thêm phương án mới để có cơ sở so sánh, hoàn thiện báo cáo để trình Chính phủ quyết định về phương án phân vùng ngay trong tháng 6-2020.
TS Đào Ngọc Nghiêm - nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Hà Nội - đề nghị cần có các vùng kinh tế trọng điểm, vùng đặc thù để tạo ra động lực cho phát triển. Trong đó, vùng Thủ đô và vùng TP HCM là 2 vùng đặc thù.
Văn Duẩn
Bài viết gốc: https://nld.com.vn/thoi-su/phan-chia-lai-cac-vung-kinh-te-tren-ca-nuoc-20200604220928273.htm
Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn).
CÁC TIN KHÁC
- Thu nhập ổn định từ nuôi dê (05/06/2020)
- Dự án đầu tư xây dựng và chỉnh trang đô thị khu Trung tâm Văn hóa tỉnh: Sẽ trình các phương án thiết kế Quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 (05/06/2020)
- Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn mới lừa đảo giới kinh doanh online (05/06/2020)
- Sẽ xử nghiêm các sàn thương mại điện tử vi phạm (05/06/2020)
- Giá nông sản hôm nay 5/6: Tiêu tiếp tục tăng, cà phê giảm nhẹ (05/06/2020)
- Cửa hàng tiện lợi đua bán hàng qua ứng dụng số hóa (05/06/2020)
- Niềm vui của nông dân huyện Krông Bông (05/06/2020)
- Giá thịt lợn nhập Thái Lan không rẻ (05/06/2020)
- Chính thức nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân lên 11 triệu đồng (04/06/2020)
- Chi cục Thuế TP. Buôn Ma Thuột đối thoại với người nộp thuế (04/06/2020)
- Nỗ lực cải cách hành chính về hải quan (04/06/2020)
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn
Ban tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 cho biết,...
- Góp ý các dự thảo truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Đắk Lắk sẽ tổ chức Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt
- Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
- Đắk Lắk có 2 thí sinh tham gia vòng Chung kết Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc” lần thứ VI
Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04
Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể
- Bùng nổ ưu đãi
- Mừng chi nhánh mới Buôn Ma Thuột: Khai trương giảm sốc- Chào hè cực bốc
- Trải nghiệm Hyundai, nhận ngay ưu đãi tại thị trấn Phước An
- Chương trình Mua Xe Tặng Vàng - Ngập Tràn Ưu Đãi
Sầu riêng và những bước đi trên con đường chính ngạch
Sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch là cơ hội lớn để ngành hàng này phát triển.
- Đắk Lắk: Lễ hội nâng tầm sầu riêng Krông Pắc
- Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ nhất
- Sẽ biểu diễn bay khinh khí cầu tại Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022
- Huyện Krông Pắc: Ra mắt mô hình trồng dổi lấy hạt tại xã Ea Yiêng
- Thả 14.000 con cá giống xuống hồ thủy lợi Ea Drăng
- Lợi ích "kép" từ du lịch - nông nghiệp
- Giá cà phê hôm nay 28-11: Tăng "điên cuồng", phá vỡ mọi đỉnh lịch sử
- Nợ chồng chất, trường chuyển giao quyền sở hữu
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn
- Thủ tướng giao Bộ Công an xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán hàng online
- Ngân hàng "đua" tặng quà, làm việc ngoài giờ để cập nhật sinh trắc học
- Một sinh viên tử vong, nghi điện giật trong giờ thực hành
- Thủ tướng chốt phương án nghỉ Tết nguyên đán 9 ngày liên tục
- Hộ kinh doanh thu trên 200 triệu đồng một năm mới phải đóng thuế VAT
- Cung cấp Bán bạt làm mái che giá rẻ
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN