A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02

Hướng đi nào cho các startup mùa Covid?

08:52 | 28/09/2020

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) trên địa bàn tỉnh nói riêng và tại Việt Nam nói chung đang gặp không ít khó khăn. Vậy lối đi nào để các startup có thể thành công trong bối cảnh hiện nay?

Đối phó với “bão Covid”

Dù mới sáng lập và chính thức đưa xưởng sản xuất vào hoạt động từ tháng 9-2019 nhưng thương hiệu Viet Art hẳn không còn xa lạ gì với cộng đồng khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từng gây bất ngờ cho mọi người khi sáng chế ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao, thân thiện với môi trường như đồ chơi, đồ trang trí, đồ dùng trong sinh hoạt từ gỗ tái chế, mới đây, Viet Art tiếp tục mang đến một bất ngờ đầy thú vị khác khi giới thiệu ra thị trường các sản phẩm trang sức thủ công vô cùng bắt mắt cũng được làm hoàn toàn từ gỗ tái chế.

Theo starup Hoàng Thị Mỹ Tuyến (TP. Buôn Ma Thuột), người sáng lập Viet Art, những sản phẩm từ gỗ tái chế của chị không chỉ là giải pháp bền vững để bảo vệ môi trường mà còn mang ý nghĩa đặc biệt là tạo được việc làm cho những thanh niên khuyết tật...

Hiện nay, xưởng sản xuất Viet Art đã tạo việc làm thường xuyên cho 5 thanh niên khuyết tật, người dân tộc thiểu số với mức lương trung bình từ 4 - 7 triệu đồng/tháng và khoảng 10 nhân công thời vụ. Các sản phẩm của VietArt đang được bán ở nhiều thị trường trong và ngoài nước và được khách hàng đón nhận. Trong đợt dịch Covid-19, thông qua hình thức giới thiệu sản phẩm tại các group trên các trang mạng xã hội, chị Tuyến đã tìm được các đối tác.

Ngoài ra, chị cũng liên kết đưa sản phẩm bán trên các sàn thương mại điện tử như Shopee và qua kênh đại lý. Về chiến lược xuất khẩu, chị đã nhận được đơn hàng xuất sang Mỹ và một số quốc gia khác. Nhờ vậy mà xưởng sản xuất của chị được duy trì một cách ổn định dù cho "cơn bão" Covid-19 có hoành hành và “bẻ gãy” không ít doanh nghiệp, starup lớn, nhỏ.

Chuyên gia kinh tế chia sẻ tại talkshow trực tuyến với chủ đề “Hướng đi nào cho startup thời Covid” do Vườn ươm Doanh nghiệp tỉnh tổ chức.

Tương tự, một số doanh nghiệp khởi nghiệp cũng đã chuyển hướng tiếp thị sản phẩm, sáng tạo các giải pháp phù hợp với bối cảnh dịch bệnh Covid-19, chẳng hạn như anh Hoàng Danh Hữu, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Nông trại Ede (TP. Buôn Ma Thuột).

Khởi nghiệp bằng con đường chế biến sâu sản phẩm nông sản lợi thế của tỉnh, anh Hữu đã cho ra mắt nhãn hiệu Miss Ede - nhãn hiệu dành cho các mặt hàng chế biến từ nông sản sạch Đắk Lắk. Hai sản phẩm chủ lực là cà phê bột và sôcôla tại Buôn Ma Thuột đã ra đời trên nền tảng hợp tác hiệu quả với các doanh nhân trẻ cùng chí hướng. Năm 2019, cà phê và sôcôla Miss Ede đã vinh dự được lãnh đạo tỉnh chọn làm quà đặc sản quảng bá kinh tế, văn hóa Đắk Lắk tại Hoa Kỳ. Để "gồng gánh" doanh nghiệp trong mùa dịch Covid-19, anh Hữu đã chủ động tạo kênh online và hệ thống bán hàng, mang lại hiệu quả về tiếp thị sản phẩm và duy trì doanh thu của công ty.

Biến thách thức thành cơ hội

Theo các chuyên gia kinh tế, chủ động xây dựng các hoạt động, kênh tiếp thị trực tuyến (Marketing online) đơn giản để tiếp cận thị trường, hướng đến mục tiêu đẩy mạnh hoạt động bán hàng là một trong những cách tìm cơ hôi để đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Các startup có thể xác định khách hàng mục tiêu, nguồn lực tài chính để từ đó tìm hướng tiếp cận các kênh tiếp thị sản phẩm phù hợp.

Các sản phẩm của Viet Art được trưng bày tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh lần thứ I năm 2019.

Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng phức tạp, hàng nghìn doanh nghiệp phải ngừng hoạt động từ đầu năm 2020 đến nay, doanh nghiệp nói chung và startup nói riêng phải chuyển đổi sản phẩm, sáng tạo các dịch vụ cho phù hợp . Đặc biệt là startup cần xác định rõ mình đang phát triển ở giai đoạn nào, từ đó có kế hoạch kinh doanh cụ thể và xây dựng công cụ Marketing online phù hợp. Đồng thời cần kết nối với cộng đồng Marketing để học hỏi thêm kinh nghiệm.

Theo ông Nguyễn Ngọc Luận, CEO của Meet & More, Giám khảo của vòng chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tỉnh Đắk Lắk năm 2018, trong khủng hoảng do dịch Covid-19, hiện nay toàn bộ nền kinh tế trên thế giới đều chịu tổn thất, gần như không có ngành nghề nào không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các startup phải biết tìm cơ hội trong cái khó và tìm đến sự hỗ trợ. Cơ hội ở đây chính là tìm đến những lĩnh vực, công nghệ, công cụ hỗ trợ mà có thể đi thật nhanh và chắc chắn. Ngoài ra, những ngành tập trung vào bài toán sống còn, cốt lõi sẽ không bao giờ lỗi thời, ví dụ như y tế, năng lượng, thực phẩm…

Theo thông tin từ Forbes Việt Nam, các ngành có khả năng phát triển trong mùa dịch bệnh như: công nghệ tài chính, giáo dục trực tuyến, công nghệ sinh học, kinh doanh trực tuyến, thương mại điện tử, giao nhận thực phẩm, ứng dụng công nghệ thực hiện các phần mềm hợp tác, khám chữa bệnh từ xa, công nghệ làm sạch…

Khả Lê

Bài viết gốc: http://baodaklak.vn/channel/3483/202009/huong-di-nao-cho-cac-startup-mua-covid-5701818/

    Nguồn: Báo Đắk Lắk Điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Tháng 10

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ