A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Hiệu quả mô hình trồng rau hữu cơ

08:19 | 30/07/2021

Sau gần 9 năm thực nghiệm cải tạo đất và trồng trọt theo mô hình nông nghiệp hữu cơ được chuyển giao từ Nhật Bản, nông trại sản xuất rau sạch NICOYASAI (khối 2, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột) đã từng bước nâng cao giá trị cho sản phẩm.

Kỹ sư Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc nông trại cho biết: "Từ thực nghiệm trên diện tích 3.000 m2, NICOYASAI đặt ra mục tiêu là sản xuất các loại rau, củ, quả sạch theo quy trình nông nghiệp hữu cơ; sau đó từng bước nâng cao giá trị sản phẩm theo hướng thuận theo tự nhiên, có nghĩa là không sử dụng bất kỳ chế phẩm sinh học, hóa học nào trong sản xuất.

Việc tìm cách nâng cao năng suất, sản lượng đi kèm với quảng bá thương hiệu sản phẩm nhằm gia tăng lợi nhuận không quan trọng bằng việc chúng tôi âm thầm thực hiện một cách kiên trì nền nông nghiệp sạch và bền vững cho hiện tại cũng như tương lai trên vùng đất Tây Nguyên màu mỡ này".

Nhân viên kỹ thuật trồng trọt của NICOYASAI hướng dẫn quy trình làm phân hữu cơ từ thân cây và bã đậu phộng để bón cho các loại rau, củ, quả tại xã Hòa Sơn (huyện Krông Bông). Ảnh: Phước Thiện

Cũng vì thế mà lượng rau, củ, quả do nông trại sản xuất và bán ra thị trường không nhiều, chỉ khoảng 250 kg/ngày (chủ yếu trong các siêu thị ở TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP. Buôn Ma Thuột), dù diện tích trồng khá rộng. Bên cạnh cơ sở ở phường Ea Tam, nông trại còn có cơ sở sản xuất ở xã Hòa Sơn (huyện Krông Bông) và 5 nông trại/hộ gia đình liên kết tại các xã Cư Êbur, Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột), Ea Tiêu (huyện Cư Kuin) với tổng diện tích canh tác gần 2 ha.  

 

“Trong quá trình thực hiện nền nông nghiệp thuận theo tự nhiên, khó nhất là khâu cải tạo lại đất theo hướng hữu cơ như nước Nhật đã từng áp dụng cách đây vài chục năm về trước, bởi ở đây có vùng đất đã nhiễm nặng các thành phần vô cơ, do hệ lụy từ lối canh tác mang nặng tính “bóc lột” của người dân để lại”.

 
Kỹ sư Siokawa, phụ trách kỹ thuật trồng trọt và công nghệ - môi trường của NICOYASAI

Vậy rau, củ, quả của NICOYASA có gì khác biệt so với sản phẩm cùng chủng loại được bày bán ngoài chợ truyền thống hay trong siêu thị? Qua quan sát thực tế từ những cơ sở sản xuất trên cho thấy sản phẩm của nông trại (như xà lách, bắp sú, cải ngọt, cà tím, đậu bắp, đậu cove…) có đặc điểm riêng, dễ nhận biết là màu sắc và hương vị rất tự nhiên vì không có bất kỳ sự can thiệp nào trái với tự nhiên, cứ để mọi thứ sinh trưởng và phát triển bình thường, đến lứa thì thu hoạch chứ không “ép” bằng mọi cách như phun bón lá, dùng thuốc kích thích tăng trưởng... Vì thế, kỹ sư Thiện cho hay, so với cách thức gieo trồng đại trà như hiện nay, các loại rau, củ, quả của NICOYASAI cho năng suất, sản lượng không cao - chưa được 1/4 (tính trên cùng một đơn vị diện tích), nhưng bù lại, giá bán ra bao giờ cũng cao gấp 3 – 4 lần.

Rõ ràng, để thay đổi thói quen canh tác, cũng như tiêu dùng trong đời sống xã hội hiện nay là vấn đề không đơn giản và càng không phải là một sớm một chiều. Những người hợp tác, làm việc tại NICOYASAI cho rằng, cần nhận thức và kiên trì thực hiện mục tiêu vì sức khỏe, lợi ích của cộng đồng với nền nông nghiệp thật sự an toàn, bền vững ấy. Điều đó được anh Nguyễn Văn Phúc (hộ liên kết tại xã Ea Tiêu, huyện Cư Kiun), anh Phan Bảo (xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông) chia sẻ: Nông trại NICOYASAI là một trong những đơn vị tiên phong thực hiện mục tiêu trên. Mặc dù dự án có quy mô nhỏ và được thực hiện bởi nhóm kỹ sư trẻ của Việt Nam - Nhật Bản, nhưng từng bước cho thấy hiệu quả của chương trình đưa nền nông nghiệp sạch, thuận theo tự nhiên đến Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung như xu thế tất yếu, thu hút sự quan tâm của nhiều người.  

Thu hoạch sản phẩm tại nông trại NICOYASAI (khối 2, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột).

Đến nay cùng với việc đầu tư mở rộng diện tích canh tác rau, củ, quả cũng như một số dòng đậu đỗ ngắn ngày tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông lên hơn 3 ha với khoảng 20 hộ liên kết tham gia, NICOYASAI còn mở thêm cơ sở sản xuất tại Măng Đen (tỉnh Kon Tum) trên diện tích 2,5 ha nhằm tận dụng thế mạnh của vùng đất được mệnh danh là “Đà Lạt Bắc Tây Nguyên” để phát triển thêm các loại rau ôn đới, cung cấp cho thị trường vùng Duyên hải - miền Trung. Hơn thế là từng bước thực hiện mục tiêu quảng bá, xây dựng và phát triển bền vững nền nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường trên địa bàn Tây Nguyên.

         Đình Đối

Bài viết gốc: http://baodaklak.vn/channel/3483/202107/hieu-qua-mo-hinh-trong-rau-huu-co-5745981/

    nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ